Chiến lược nào cho báo chí thu phí nội dung?_slovenia – bắc ireland
Báo chí phương Tây đã rất thành công với mô hình thu phí thuê bao (subscriber) nhờ những chiến lược phát triển đúng đắn và phù hợp với thị trường đọc tin tức trả tiền nơi đây. Các chiến lược này dựa trên những báo cáo với số liệu hết sức cụ thể về thị trường như độ tuổi,ếnlượcnàochobáochíthuphínộslovenia – bắc ireland nhu cầu đọc, vị trí địa lý, thu nhập của người dùng từ đó thúc đẩy quảng cáo đến người đọc trả tiền ở những giai đoạn có khả năng tăng trưởng bùng nổ như bầu cử Tổng thống Mỹ, tình hình đại dịch Covid-19, các phong trào như #MeToo, Black Lives Matter...
Tại Việt Nam, khó bắt chước và học hỏi chiến lược kiểu này bởi sự khác nhau quá lớn của thị trường khai thác nội dung nói chung và tỷ lệ trả tiền của người dùng nói riêng. Việc học hỏi mô hình và chiến lược thu phí của những tờ như New York Times, Wall Street Journal, The Times, LA Times, hay Telegraph khó đem lại hiệu quả tương đương khi áp dụng ở Việt Nam
Tất nhiên, cũng có những chiến lược đã thành công ở Việt Nam khi vận dụng từ thực tiễn nước ngoài, nhưng về cơ bản không có mẫu số chung với cách triển khai không hề giống nhau.
Chiến lược ‘chạy theo con thỏ’
Vấn đề lớn nhất đối với bất cứ nền tảng nào đó là bài toán con gà - quả trứng. Thu hút người dùng trước rồi bán sản phẩm hay tạo ra sản phẩm trước rồi mới đi tìm người dùng.
Để giải bài toán này, một số startup công nghệ phải tìm cách ‘chạy theo con thỏ’. Thuật ngữ này bắt nguồn từ câu chuyện cổ tích Alice ở xứ sở thần tiên, ám chỉ việc theo đuổi những ý tưởng hoặc khái niệm dẫn tới một điểm kỳ dị. Một thuật ngữ tương đương với thuật ngữ này là suy nghĩ vượt khỏi quan niệm truyền thống, tư duy vượt giới hạn (thinking out of the box).
Nếu chỉ nhìn vào nền báo chí phương Tây lớn mạnh kể trên, rất dễ nhận ra những cơ quan báo chí này đã gây dựng được uy tín lớn lao để phát triển một lượng độc giả hàng chục triệu người, từ đó tiến tới thu phí thành công. Đây là hướng tư duy thông thường mà bất cứ nền tảng thống trị thị trường nào cũng có thể áp dụng hiệu quả.
May mắn là giữa một rừng các tờ báo, tòa soạn báo thành công theo hướng đó, vẫn có những mô hình đi ngược lại và gặt hái được thành công nhất định. Ở Mỹ, Medium đã triển khai mô hình giống như Uber ở lĩnh vực xuất bản báo chí từ năm 2012.
Các tờ báo nước ngoài nhìn chung có ưu thế về công nghệ để phát triển ý tưởng như trả tiền một lần, đọc báo trên đa nền tảng. |
Nền tảng này không có tòa soạn, cũng không có một cây viết nào, nhưng tồn tại nhờ kết nối giữa những chuyên gia có khả năng viết lách với nhu cầu đọc bài viết chuyên sâu ở một lĩnh vực ngách nào đó, mà không tìm thấy được trên báo chí chính thống. Mặc dù chưa có lợi nhuận, nền tảng đã đạt doanh thu trung bình 1,75 triệu USD/tháng và trả cho người viết trung bình 9,43 USD/người/tháng.
Tại Việt Nam, một nền tảng tương tự là Spiderum cũng đi theo hướng trên song mở rộng ra các dịch vụ đi kèm như hỗ trợ người viết xuất bản sách để có được doanh thu thực tế, chia sẻ doanh thu quảng cáo đặt trong bài viết, đặt crowdfund/donate cho người viết. Sau khoảng 4 năm hoạt động, mạng xã hội này đã xây dựng được cơ sở dữ liệu là hơn 30.000 bài viết với tần suất khoảng 30 bài mới/ngày.
Tuy vậy, vẫn còn quá sớm để khẳng định rằng Spiderum hay Medium sẽ thay thế các tòa soạn báo truyền thống giống như cái cách Uber đã đẩy taxi truyền thống vào cảnh lao đao. Bởi với sự bùng nổ thông tin như hiện nay, bài toán cạnh tranh và thu hút, giữ chân người dùng mới là câu chuyện nan giải với không riêng nền tảng nào.
Chiến lược cộng sinh
YouTube từng sống nhờ mạng xã hội MySpace trước khi vươn mình trở thành nền tảng xem video thống trị thế giới như hiện nay. Paypal từng dựa vào các giao dịch trên eBay trước khi bùng nổ trở thành phương thức thanh toán xuyên biên giới phổ biến nhất thế giới.
Nhiều sản phẩm thành công trong giới công nghệ từ trước tới nay đều có dấu ấn của việc đứng trên vai người khổng lồ. Thực tế thì các cơ quan báo chí Việt Nam cũng đang cộng sinh mạnh mẽ với YouTube hay Facebook thông qua các phương án làm nội dung và chia sẻ doanh thu với những nền tảng này.
Tuy nhiên, việc phụ thuộc vào các nền tảng xuyên biên giới tiềm ẩn khá nhiều rủi ro khi cuộc chơi có thể bị ‘ngắt’ bất cứ lúc nào nếu các ông lớn thay đổi chính sách hàng loạt. Chẳng hạn, từ cuối năm ngoái, Facebook đã tiến hành tắt hàng loạt tính năng kiếm tiền trong video (gọi là Adbreak) khiến cả các đơn vị báo chí chính thống lẫn đối tác chính thức của Facebook ở Việt Nam đành bó tay chịu cảnh bị giữ tiền.
Những nền tảng mới nổi đe dọa vị thế của các ông lớn đều mau chóng bị thâu tóm |
Hiện nay, có thể thấy chiến lược cộng sinh khó có thể phát huy hiệu quả khi các ông lớn như Facebook hay Google luôn tìm cách ‘bắt chết’ startup từ trong trứng nước. Mỗi khi có một startup nổi lên đe dọa vị thế của mình, các đại gia công nghệ đều tìm cách phát triển sản phẩm tương đương hoặc mua lại rồi sáp nhập vào một bộ phận trong công ty.
Bài học xa xôi có thể kể đến Instagram, WhatsApp, Oculus VR, Giphy và gần đây là TikTok bị cô lập trong thương chiến Mỹ - Trung.
Một vài chiến lược khác như chiến lược ươm mầm, chiến lược một phía của thị trường, chiến lược thị trường vi mô… đều có những ví dụ hết sức thành công ở nước ngoài, nhưng rất khó áp dụng ở Việt Nam. Một vài trường hợp thành công có thể kể đến như Shopee, Zalo hay MoMo nhưng đây đều là những nền tảng được ‘đỡ đầu’ bởi các ông lớn với số tiền đầu tư kỷ lục.
Riêng trong lĩnh vực báo chí, chưa có mô hình thu phí nào thành công rực rỡ khi áp dụng những chiến lược phát triển của nước ngoài. Rào cản về năng lực tài chính hay công nghệ không phải bài toán có thể dễ dàng giải quyết trong một sớm một chiều kể cả khi kinh nghiệm hay bài học có đủ.
Phương Nguyễn
Thu phí báo chí nhìn từ sự thành công ở các lĩnh vực khác
Rất nhiều lĩnh vực thu phí đã có sự thành công mà báo chí có thể học hỏi.
本文地址:http://pro.rgbet01.com/html/934b598829.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。