Gần đây,óthểnângmũibằngsụntaiđượckhôkèonhacai mạng xã hội đang lan truyền hình ảnh được cho là của một cặp đôi, trong đó cô gái khoe rằng đã được người yêu cho sụn tai để nâng mũi. Liệu có thể áp dụng phương pháp này khi muốn nâng mũi không thưa bác sĩ? (Trâm Anh, Hà Nội).
TS.BS Tống Hải, Chủ nhiệm khoa Vi phẫu và Tái tạo, Trung tâm Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ và Tái tạo, Bệnh viện Bỏng Quốc gia, tư vấn:
Không thể lấy sụn tai của người này ghép trực tiếp cho người kia vì sẽ có nguy cơ đào thải sụn ghép. Nếu muốn ghép cần có nghiên cứu xử lý sụn tai trước khi ghép, bảo quản trong dung dịch giữ tươi thì mới được thực hiện và điều kiện tiên quyết là phải được cơ quan quản lý cho phép.
Về lý thuyết có thể lấy sụn tai của người khác để ghép nâng mũi, tuy nhiên thực tế không bác sĩ thẩm mỹ nào làm. Bên cạnh đó, lấy sụn tai tự thân để nâng mũi là phương pháp phổ biến trước đây, tuy nhiên hiện nay có nhiều phương pháp thay thế khác.
Sụn tai tự thân có nhiều đặc điểm tương đồng với sụn vùng mũi, mềm, đủ độ dày, có thể bọc đầu mũi, dựng trụ mũi, ghép cánh mũi, dễ lấy. Nhược điểm là khi dựng trụ sẽ không cứng như sụn sườn, bọc đầu mũi có thể tiêu, hoặc gây co đầu mũi sau thời gian muộn. Hơn nữa, việc lấy sụn ở tai sẽ gây khuyết sụn ở tai, lấy nhiều có thể gây biến dạng tai không hồi phục.
Do đó, nếu có nhu cầu nâng mũi, bạn cần đến các cơ sở y tế đã được cấp phép, đảm bảo tiêu chuẩn y tế, bác sĩ có chứng chỉ hành nghề phẫu thuật tạo hình, thẩm mỹ, có kinh nghiệm, vật liệu sử dụng được cho phép của Bộ Y tế.
Khi đó, dựa trên cấu trúc giải phẫu, yêu cầu của từng người, bác sĩ sẽ tư vấn lựa chọn phương pháp phù hợp. Có thể lựa chọn vật liệu là sụn nhân tạo (đạt tiêu chuẩn của Bộ Y tế, mềm, dễ tạo dáng) hay sụn, cân tự thân (lựa chọn vùng lấy cho phù hợp như sụn tai, sụn sườn, cân thái dương, cân trung bì)…
Lưu ý, trước khi phẫu thuật, bạn nên thảo luận chi tiết với bác sĩ về mong muốn cũng như nguy cơ biến chứng có thể xảy ra.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)