Thông tin trên được Sở Y tế TP.HCM chia sẻ trong sáng nay,òbệnhviệntháchthứcytếxem bd keo nha cai ngày 8/2. Trước đó, ngày 7/2, Thanh tra Sở Y tế TP.HCM đã tổ chức 3 đoàn kiểm tra đột xuất đến các phòng khám tư nhân xung quanh khu vực được phản ánh có "cò" khám bệnh, bao gồm 1 phòng khám đa khoa, 4 phòng khám chuyên khoa tư nhân. Kết quả kiểm tra đột xuất cho thấy một phòng khám chuyên khoa Nội, gần Bệnh viện Ung bướu TP.HCM cơ sở 1 (quận Bình Thạnh) có dấu hiệu hoạt động của “cò” dẫn dụ người bệnh. Các phòng khám còn lại đều có sai phạm về các quy định chuyên ngành trong quá trình hoạt động khám chữa bệnh, mặc dù chưa có dấu hiệu của "cò". Thanh tra Sở Y tế TP.HCM đang phối hợp với cơ quan đơn vị có liên quan tiến hành xử lý đối với các cơ sở, cá nhân vi phạm theo quy định. Đặc biệt, xử lý nghiêm các phòng khám có dấu hiệu liên kết với “cò” tại các cơ sở khám chữa bệnh. Theo Sở Y tế TP.HCM, nạn “cò” bệnh viện luôn là vấn đề nóng của các bệnh viện tuyến cuối, là thách thức đối với công tác bảo đảm an ninh trật tự và an toàn cho người bệnh. Đồng thời, ảnh hưởng không nhỏ đến nỗ lực xây dựng môi trường phục vụ văn minh, hiện đại, nghĩa tình tại các bệnh viện. Mặc dù ngành y tế và ngành công an đã có nhiều nỗ lực trong sự phối hợp hoạt động để ngăn chặn tình trạng này nhưng chưa đủ sức để răn đe. Trong bối cảnh số lượt khám chữa bệnh tăng cao, nạn “cò” lại tái diễn. Sở Y tế yêu cầu tất cả bệnh viện và các cơ sở khám chữa bệnh phải rà soát, củng cố hoạt động của đội bảo vệ; tăng cường phối hợp với lực lượng công an địa phương; đẩy mạnh triển khai các ứng dụng đăng ký khám bệnh từ xa; tăng cường truyền thông để người bệnh cảnh giác với các đối tượng này; tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm nếu phát hiện những đối tượng này ngang nhiên hoạt động trong bệnh viện. Sở Y tế kiến nghị Công an TP.HCM chỉ đạo lực lượng công an địa phương tăng cường hỗ trợ các bệnh viện và có biện pháp quyết liệt đối với tệ nạn “cò”. Về lâu dài, sở tiếp tục tham mưu lãnh đạo thành phố ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho người dân; tăng cường huy động nguồn lực tư nhân tham gia mở thêm nhiều cơ sở khám chữa bệnh mới. Trong đó, nghiên cứu cơ chế phối hợp công - tư với mô hình “chuỗi bệnh viện”, “chuỗi phòng khám” của các bệnh viện chuyên khoa, đa khoa tuyến cuối vốn luôn quá tải và là nơi “cò” luôn lợi dụng để hoạt động.Lãnh đạo bệnh viện 5.800 tỷ đồng 'đau đầu' vì... tiền
Ở cơ sở cũ, Bệnh viện Ung bướu TP.HCM tiêu tốn 1 tỷ đồng tiền điện mỗi tháng. Khi cơ sở mới 1.000 giường vận hành, con số này tăng gấp 5 lần. Kinh phí bảo trì máy móc mỗi năm lên đến 200 tỷ đồng cũng khiến lãnh đạo "đứng ngồi không yên".