- Các cầu thủ và ban huấn luyện là những người hùng,ệtNamcổtíchvàkhiđứatrẻthứcgiấty so bd anh còn các cổ động viên là những nhà vô địch về sự nhiệt thành. Điều gì khiến khán giả chúng ta cháy bỏng tình yêu đến thế?
Hà Nội ăn mừng to quá. Trẻ trâu, thanh niên cứng, trung niên, bô lão, ai cũng hoan hỉ. Thần tượng của đội xế teen, gấp đôi tuổi teen không còn là cánh anh em Hàn Quốc nữa. Mọi người thả lỏng, ít kiểm soát, vui tươi hơn: Mấy anh an ninh ở sân bay vỗ vai, bắt tay các cầu thủ, nói đùa “xin số chưa”… Đức Chinh: “đường tắc rồi chú ơi”... Người người mong đợi được hòa vào dòng tắc đường chiều hôm nay… Hồng Duy trong gala đang nhí nhảnh mà cầm mic lại nói câu thuộc bài: “Lời đầu tiên, cho phép em…”. Những niềm vui hồn hậu, những hình ảnh cảm động trong suốt cuộc hành trình về nước của U23 đã trở thành một kí ức khó quên của người dân nước mình. Các cầu thủ và ban huấn luyện là những người hùng, còn các cổ động viên là những nhà vô địch về sự nhiệt thành. Điều gì khiến khán giả chúng ta cháy bỏng tình yêu đến thế?
Một trong những bức ảnh đẹp về đội tuyển U23 Việt Nam sau trận chung kết ngày 27/1. Ảnh: T.H |
Vì chúng ta được trở lại thành những đứa trẻ khi xem bóng đá. Không có bóng đá, liệu mấy khi người lớn chúng ta được nhảy cẫng, hò hét, dễ dàng bắt tay, ôm chầm người xa lạ? Ngày có bóng đá, đi đường lỡ đụng nhau một cái cũng dễ cười xòa “Việt Nam vô địch”, tụ tập dưới lòng đường hò hét không bị công an “mắng”, đội mưa đi chơi không ngại ốm. Chỉ có trẻ con mới làm được như thế. Chỉ có trẻ con mới hạnh phúc đến thế. Những trận đấu của U23 còn khiến cho những người lớn tưởng nghiêm nghị lì lợm phát hiện ra rằng, trời ơi, mình còn đầy cảm xúc sống động. Cuối tuần này, chúng ta được về với cảm xúc của trẻ thơ.
Nhiều người hơi trẻ thổ lộ rằng, sau bao lâu không quan tâm đến bóng đá nước nhà, từ nay, họ sẽ xem bóng đá Việt Nam. U23 đã vực dậy niềm tin cho những người hơi trẻ. Niềm tin đó không giới hạn ở thi đấu bóng đá, mà rộng hơn rất nhiều, đó là niềm tin rằng người Việt có thể đoàn kết, không sợ hãi, xóa bỏ mặc cảm tự ti, kỉ luật, kiên cường, ham học hỏi, và trên hết, yêu thương con người.
Niềm tin vừa được vực dậy, nghĩa là niềm tin đã và đang bị mất đi… rất nhiều. Mất ở bản thân hay ngoài bản thân thì... tùy. Khán giả cháy bỏng tình yêu với U23, theo một nghĩa nào đó, vì tìm kiếm niềm tin ở nơi mà mình đánh mất.
Ngày mai và vài ngày sau nữa, có lẽ câu chuyện bóng đá sẽ còn được nhắc đến. Kì tích và nét đẹp tinh thần của đội bóng giống như một câu chuyện cổ tích.
Những đứa trẻ vốn có thói quen nghe đi nghe lại một câu chuyện cổ tích mà chúng yêu, điều này giúp xoa dịu những lo hãi mà chúng vẫn phải đương đầu (mà không biết), giúp chúng tràn đầy năng lượng sống. Mọi đứa trẻ đều yên tâm rằng những cái xấu luôn bị đánh bại, trong truyện cổ tích. Chúng nghe chuyện cổ tích mỗi ngày, rồi đi ngủ, rồi thức giấc, rồi lại nghe... cho đến khi chúng sẵn sàng khám phá thế giới rộng lớn ngoài kia, nhìn vào chính vấn đề mà chúng phải đương đầu, bắt đầu giải quyết vấn đề của chính mình với tư cách là nhân vật chính của truyện cổ tích. Ở thế giới rộng lớn ấy, chúng học được rằng cái xấu không chờ để bị đánh bại.
Người lớn chúng ta vừa có một câu chuyện cổ tích mang tên U23. Ngày mai là một ngày mới, chúng ta sẽ thức giấc, những điều hào hứng và cả những gánh nặng đang ở phía trước. Cái xấu không chờ để bị đánh bại. Bạn sẽ đương đầu với cái xấu nào trước tiên đây? Và bằng tinh thần nào mà bạn khâm phục ở đội tuyển U23?
Thức giấc để ngủ tiếp, hay thức giấc để khám phá và lớn lên. Đó là sự lựa chọn.
Hà Nội, đêm 28/1
Đặng Hoàng Ngân (Khoa Tâm lý học, ĐH Khoa học và Xã hội Nhân văn Hà Nội)