当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh

Cựu học sinh chuyên với 3 học bổng tiến sĩ toàn phần các trường top đầu của Mỹ_hình nền tottenham

Hiện anh Nguyễn Ngọc Thanh (sinh năm 1976) là chuyên gia trong lĩnh vực dầu khí về việc mô phỏng các mỏ dầu. 

Hướng nghiên cứu của anh là áp dụng hoá học và năng lượng nhiệt học từ lòng đất để tính toán và mô phỏng các vết nứt gãy dưới đó,ựuhọcsinhchuyênvớihọcbổngtiếnsĩtoànphầncáctrườngtopđầucủaMỹhình nền tottenham ứng dụng của nghiên cứu sẽ áp dụng rộng rãi cho ngành năng lượng nhiệt từ lòng đất “geothermal energy” nói chung và ngành dầu hoả nói riêng.

Nhận 4 học bổng thạc sĩ, tiến sĩ toàn phần 

Trước đây, anh Thanh học tại Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong (TP.HCM) và sau đó theo học tại Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM, Khoa Xây dựng dân dụng. Năm 1999, anh tốt nghiệp Thủ khoa đầu ra của trường. 

Từ năm 1999-2005, anh Thanh làm việc cho Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam, tham gia những dự án dầu khí cả trong và ngoài nước. 

Đến cuối năm 2005, anh Thanh nộp đơn và nhận được học bổng toàn phần cho bậc học Thạc sỹ chuyên ngành Dầu khí tại ĐH Tulsa (Hoa Kỳ). Lúc này, Khoa Dầu khí của trường được xếp hạng 3 toàn nước Mỹ.

Đến thời điểm này, sau 17 năm sống, làm việc và học tập ở Mỹ, anh Thanh đã nhận được học bổng toàn phần và học các chương trình của 4 trường cho các chương trình nghiên cứu và các ngành học khác nhau.

Đó là học bổng thạc sĩ của ĐH Tulsa (Khoa Dầu khí), học bổng tiến sĩ của ĐH Mỏ Địa Chất Colorado và ĐH Tổng Hợp Texas (Khoa Dầu Khí).

Học bổng tiến sĩ của ĐH Rice là học bổng mới nhất anh Thanh giành được. 

Anh Nguyễn Ngọc Thanh đã có 17 năm học tập và làm việc tại Mỹ

ĐH Rice cùng ĐH Cornell đồng xếp hạng 17 toàn nước Mỹ (theo USEWS 2022). Trường chỉ cấp học bổng tiến sĩ, mỗi năm chỉ nhận trung bình khoảng 15 suất bao gồm cho cả sinh viên quốc tế. 

Nguồn hỗ trợ tài chính trong 5 năm này trị giá khoảng $420.000 USD, bao gồm học phí $260.000 USD và $160.000 USD còn lại cho chí phí ăn ở, sinh hoạt, sách vở, bảo hiểm, xe cộ… 

Như vậy, trung bình anh Thanh nhận $84.000 USD cho một năm. 

Người nhận “phần thưởng” phải đảm bảo các yêu cầu về thành tích học tập và chất lượng kết quả nghiên cứu mỗi năm để duy trì nguồn tài trợ.

Theo anh Thanh, để được ĐH Rice cấp học bổng, “điều đầu tiên là bạn phải khác biệt với tất cả các ứng viên khác”.

“Tôi có điểm trung bình tuyệt đối tại ĐH Texas Austin (GPA 4.0), nhưng đó không phải là tất cả vì rất nhiều các ứng viên khác đều có thành tích học tập rất tốt, đặc biệt là sinh viên Trung Quốc, Ấn Độ, Iran. Do vậy, điều tôi cần làm là phải chứng minh được mình là ứng viên phù hợp nhất có thể thực hiện đề tài nghiên cứu của giáo sư tại đây.

May mắn đây là lĩnh vực chuyên môn mà tôi làm việc tại Mỹ trong suốt 12 năm qua”. 

Nhận học bổng “đắt giá” ở tuổi 46, anh Thanh nói: “Tôi cũng không nghĩ có ngày mình được nhận vào Rice, nhưng chẳng ai đánh thuế giấc mơ cả, nên mình cứ mơ thôi.

Tôi cũng không nghĩ nhanh hay chậm, mà chỉ đơn giản là nó đến đúng thời điểm thích hợp để hoành thành những ước vọng và hoài bão của mình”.

Anh Thanh trong thời gian làm việc tại Việt Nam

Bí quyết của “nghề” đi học

Nói về sự kiên trì theo đuổi “sự nghiệp học hành” của mình, anh Thanh chia sẻ “Tôi có quan điểm vui rằng học cũng là một nghề, vì nghề này được trả lương khi mình nghiên cứu một đề tài khoa học nhất định nào đó. “Nghề” này nó cũng đòi hỏi thêm một kỹ năng, đó là kỹ năng săn học bổng, nói vui như là nghề đi săn vậy”.

Mà “nghề săn” không phải lúc nào cũng thành công. Anh Thanh cho biết từng được nhận vào học tiến sĩ ở ĐH Tổng hợp Pennsylvania (Khoa Địa chất Dầu khí) nhưng không có học bổng. Chính vì vậy, anh chỉ học một học kỳ rồi chuyển sang ĐH Mỏ Colorado sau khi "săn" được học bổng toàn phần ở đây.

Theo anh Thanh, khó khăn nhất trong quá trình học tập tại Mỹ là quỹ thời gian và cách sử dụng hiệu quả. 

“Còn thực ra, săn học bổng đại học Mỹ không khó như mình tưởng, nhưng phải kiên trì và phải có sự chuẩn bị”.

Anh Thanh và đồng nghiệp

Với những học bổng đã từng nhận ở các trường khác nhau, anh Thanh cho biết tiếp cận giáo sư là cách hiệu quả nhất. 

“Việc đầu tiên là mình phải vào trang web của trường, khoa mình muốn nộp hồ sơ, sau đó nghiên cứu thật kỹ những đề tài mà các giáo sư đang nghiên cứu, xem giáo sư nào có đề tài phù hợp với sở trường của mình nhất. Sau đó, các bạn nên viết thư đến các giáo sư kèm bản tóm tắt hồ sơ cá nhân và các bài báo của mình liên quan đến đề tài nếu có, để trình bày nguyện vọng muốn ứng tuyển và làm việc cùng nhóm của họ. Nếu được giáo sư hồi âm tức là họ quan tâm đến hồ sơ của mình, và cơ hội của bạn sẽ cao hơn. Nếu giáo sư thật sự thích bạn, họ có thể phỏng vấn riêng để trao đổi về hướng nghiên cứu.

Bởi thực ra, ngoài tìm kiếm sinh viên giỏi, họ rất cần tìm những sinh viên có nền tảng hoặc kinh nghiệm phù hợp để thực hiện đề tài nên bạn đừng ngần ngại liên lạc.

Không nhất thiết chỉ một người mà đôi khi, các giáo sư cũng có thể giới thiệu bạn với những giáo sư khác trong khoa nếu thấy hồ sơ bạn phù hợp.

Khi được họ quan tâm, họ sẽ đề xuất, giúp đỡ và hướng dẫn để bạn vượt qua vòng tuyển sinh của trường. Lúc này, bạn đã được chú ý và đây xem như là một ưu thế, và hồ sơ của bạn không cần phải thật sự xuất xắc với bảng điểm tuyệt đối như các sinh viên khác để cạnh tranh”. 

Một điều nữa cũng khá thú vị, nếu may mắn giáo sư là người Việt thì mình sẽ có chút lợi thế hơn, vì cũng giống như các giáo sư Trung Quốc hay Ấn Độ, họ cũng ưu tiên nhận sinh viên đến từ nước họ. 

Còn nếu ứng tuyển theo cách thông thường, bạn phải chọi với hàng ngàn hồ sơ khác, cơ hội sẽ thấp hơn nhiều”.

Anh Thanh giảng cho sinh viên của Colorado School of Mines. Hàng năm, anh Thanh đều dành thời gian về giảng dạy tại các trường đại học. 

Theo anh Thanh, các bạn trẻ Việt Nam ngày nay rất giỏi, tiếp cận kiến thức mới rất nhanh, bản chất người Việt cũng rất chịu khó và cần cù siêng năng. 

“Vậy nên, nếu các bạn có những hoài bão hoặc ước mơ, hãy kiên trì và đừng từ bỏ. Nếu thất bại thì hãy làm lại, một lần, hai lần mà chưa được thì nhất định lần thứ ba, thứ tư sẽ thành công”.

Anh Thanh cũng chia sẻ thêm công việc hiện tại đang đem lại cho anh thu nhập rất tốt. “Nhưng tôi vẫn thích học những điều mới, bởi kiến thức là vô tận, tôi thích nghiên cứu và đam mê khám phá chúng để sau này truyền đạt lại kiến thức, giảng dạy cho lớp trẻ”.

Vì vậy, có một dự định mà anh Thanh ấp ủ: “Một ngày không xa, tôi sẽ trở về Việt Nam để cống hiến những gì mình đã học, nghiên cứu và những kinh nghiệm tích tụ trong những năm tháng làm việc ở đây”.

Phương Chi - Doãn Hùng 

分享到: