Doanh nghiệp nào cũng có lúc gặp phải những vấn đề như sự thiếu vắng động lực,ốnsáchgiúpthựchiệncuộccáchmạngvănhóadoanhnghiệkèo chuẩn nhà cái hoặc tinh thần tương tác và làm việc nhóm thấp, thậm chí là mâu thuẫn giữa các thành viên, trong đó có cả các lãnh đạo cấp trung và cấp cao. Chẳng công cụ quản lý nào cho phép giải quyết được những vấn đề bắt nguồn từ sự ganh tị, đố kỵ, thiên vị.
Các mô hình quản lý chỉ mang lý luận kỹ thuật cục bộ hạn hẹp và những giải pháp cấu trúc có sẵn cho doanh nghiệp. Chỉ văn hóa mới có khả năng đi vào sâu một cách uyển chuyển các vấn đề trong mối quan hệ giữa người với người. Đây chính là những trở ngại mà các doanh nghiệp Việt Nam thường gặp phải.
Trong tác phẩm mới nhất Cơn lốc quản trị, GS. Phan Văn Trường phát triển và đi sâu hơn nữa về chủ đề văn hóa doanh nghiệp. Vẫn giữ nguyên phong cách tiếp cận dựa trên câu chuyện từ thực tế trải nghiệm của mình, ông dẫn dắt độc giả trên con đường tìm hiểu vai trò của văn hóa doanh nghiệp, đồng thời đi sâu giải thích 3 phong cách văn hóa mà chính ông đã tiên phong áp dụng cho những doanh nghiệp từng tham gia quản trị.
Ba phong cách đó chính là: Văn hóa lãnh đạo: Mọi việc đều căn cứ theo “lợi ích tối đa của doanh nghiệp”; Văn hóa làm việc: Truyền thông toàn diện (hay còn gọi là văn hóa báo cáo kịp thời); Văn hóa tự thân cho mỗi nhân viên: Ôn hòa và chuyên nghiệp
Ở mỗi phong cách, tác giả đi vào giải thích chi tiết nội hàm và ứng dụng vào thực tế doanh nghiệp, đi kèm với nhiều ví dụ mà chính ông trải qua hoặc chứng kiến.
Là một nhà quản trị ở nhiều cấp bậc, điểm đặc sắc của GS. Phan Văn Trường là diễn đạt rất dễ hiểu những điều có vẻ mơ hồ trong nghệ thuật quản trị. Ví như cách ông phân biệt “quản lý” và “quản trị”. “Quản lý là làm tốt nhất có thể việc mà bạn được giao. Quản trị là việc của lãnh đạo, chọn đúng việc, đúng người và đúng thời điểm. Quản lý liên quan đến công việc. Quản trị liên quan đến con người. Những phương pháp quản lý biến đổi không ngừng theo những tiến bộ của công nghệ, của những mô thức lý luận khoa học và kỹ thuật mới. Quản trị thì bất biến, vì con người từ muôn thuở vẫn không thay đổi”.
Cơn lốc quản trịsẽ giúp người đọc hiểu sâu hơn nữa công việc lãnh đạo: Không dụng cụ quản lý nào có khả năng thay thế văn hóa doanh nghiệp. Không quy trình nào mang nhiều quyền lực như văn hóa. nhưng điểm hay là quyền lực từ văn hóa luôn luôn rất nhẹ nhàng, thuần hậu, tự giác và quan trọng hơn hết, bao hàm cả tự quản nữa. Sai quy trình có thể khó lòng phát hiện, nhưng sai văn hóa sẽ hiện rõ mồn một ...
Sách kinh tế - quản trị trên thị trường rất nhiều, nhưng đa phần là sách dịch nên sẽ có khoảng cách nhất định với thực tế doanh nghiệp nội địa. NXB Trẻ kiên trì theo đuổi dòng sách được viết bởi chuyên gia kinh tế trong nước như GS. Phan Văn Trường, GS. Tôn Thất Nguyễn Thiêm, bà Nguyễn Phi Vân, ông Lý Quý Trung… để doanh nhân và người làm quản lý tại Việt Nam, dù công ty ở quy mô nào cũng sẽ rút ra được ứng dụng cho mình.
“Thực hiện ‘cách mạng’ văn hóa doanh nghiệp vừa dễ vừa khó. Tôi đã may mắn có những trải nghiệm tích cực, trong khi một số lãnh đạo khác không đạt chiều hướng mong muốn. Một trong những lý do chính đưa tới thất bại hay thành công là lòng tin giữa người với người. Trên bản chất, doanh nghiệp vốn dĩ phải là nơi gắn bó giữa người với người, nhân sự với nhau, nhân viên với lãnh đạo. Sứ mệnh chung, thách thức chung, việc nào cũng phải chia sẻ, việc nào cũng phải hợp lực cùng làm và cùng đúc kết. Nghe có vẻ dễ, nhưng khi làm thử mới thấy rằng chỉ cần một số ít nhân viên e dè, một số ít nữa hoài nghi, như thế là đủ để cuộc chuyển đổi thất bại” - trích dẫn từ Cơn lốc quản trị.
Một điểm cộng cho cuốn sách của GS. Phan Văn Trường là dung lượng vừa phải, chỉ gần 250 trang, với nội dung cô đọng, dễ tham khảo. Cấu trúc được phân chia thành 8 chương gọn gàng, mà người đọc có thể chọn đọc trước nội dung mình quan tâm.
Giáo sư Phan Văn TrườngGS Phan Văn Trường là cố vấn thường trực của Chính phủ Cộng hòa Pháp về thương mại quốc tế từ thập niên 1990. Ông hai lần được Tổng thống Pháp phong Hiệp sĩ và được Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam tặng huy chương Vì sự nghiệp giáo dục.
GS Phan Văn Trường tham gia giảng dạy Quy hoạch vùng và Kinh tế đô thị, Đại học Paris 1-Panthéton-Sorbonne. Đồng thời, giữ vị trí quản lý và quản trị của nhiều tập đoàn hàng đầu thế giới trong các lĩnh vực kinh doanh, xây dựng, điện lực, giao thông vận tải, lọc nước đô thị và dầu khí. Ngoài ra, ông còn giảng dạy tại Đại học Kiến trúc TP.HCM, Đại học Quốc gia TP.HCM…
Những tác phẩm đã xuất bản: Bộ sách Kết tinh một đời:Một đời thương thuyết, Một đời quản trị, Một đời như kẻ tìm đường; Công dân toàn cầu - Công dân vũ trụ.