Trong khuôn khổ "Tọa đàm Liên kết phát triển nguồn nhân lực và đổi mới khoa học công nghệ" diễn ra sáng 30/3,ĐàNẵngTìmgiảiphápkếtnốlịch thi đấu bóng đá mới nhất bên cạnh các báo cáo tổng quan về thực trạng và khả năng cung ứng nguồn nhân lực, thực trạng đổi mới khoa học và công nghệ của thành phố, chia sẻ về nhu cầu lao động của doanh nghiệp, còn có 3 phiên chuyên đề tập trung vào một số ngành kinh tế mũi nhọn của Đà Nẵng.
Tại phiên chuyên đề “Tọa đàm kết nối cung – cầu nguồn nhân lực lĩnh vực ICT, dịch vụ du lịch”, các đại biểu tập trung thảo luận xoay quanh vấn đề kết nối cung – cầu nguồn nhân lực của hai ngành trọng điểm là công nghệ thông tin và du lịch.
Phiên tọa đàm chuyên đề “Kết nối cung – cầu nguồn nhân lực lĩnh vực ICT, dịch vụ du lịch”, |
Phát biểu khai mạc phiên chuyên đề nguồn nhân lực lĩnh vực ICT, ông Lê Trung Chinh, Phó Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng cho rằng ngành CNTT của Đà Nẵng mới bắt đầu khoảng hơn 15 năm nhưng đã có các bước phát triển nhanh và vượt bậc. CNTT đã trở thành công cụ quan trọng trong hoạt động của các cấp chính quyền, đặc biệt trong cung cấp dịch vụ công. Trong 10 năm liên tiếp (2009-2018), Đà Nẵng liên tục đứng nhất chỉ số ứng dụng và phát triển CNTT toàn quốc (ICT Index), nền công nghiệp CNTT hình thành với gần 1000 doanh nghiệp, doanh thu năm 2018 là 25.200 tỷ đồng, tăng 16% so với cùng kỳ năm 2017, đóng góp 5% vào GRDP thành phố, tạo ra việc làm ổn định, chất lượng cao, trực tiếp cho 32.000 người với mức lương trung bình hơn 15 triệu đồng/người/tháng, gấp khoảng 2,5 lần thu nhập bình quân tính chung cho các ngành và toàn thành phố.
“Mặc dù ngành CNTT của Đà Nẵng phát triển nhanh, có những thành tích, con số ấn tượng như trên và có đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, ngành CNTT vẫn còn nhiều tiềm năng để phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới. Chính vì vậy, Nghị quyết 43-NQ/TW ngày 24/11/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã xác định Đà Nẵng cần ưu tiên nguồn lực, chú trọng phát triển 5 lĩnh vực mũi nhọn, trong đó có ngành CNTT,” ông Lê Trung Chinh nói.
Theo báo cáo của Sở TT&TT Đà Nẵng, hiện nay, trên địa bàn TP Đà Nẵng nhiều khu CNTT, Khu Công viên phần mềm đang hoạt động và chuẩn bị đưa vào hoạt động, cần rất nhiều nguồn nhân lực CNTT. Khu FPT Complex hiện có 3.500 người làm việc; đang hướng đến mục tiêu 10.000 nhân lực, trung bình mỗi năm cần cung cấp hơn 3.000 nhân lực CNTT; Khu Công viên phần mềm số 2 (5 ha) được quy hoạch để phục vụ cho từ 6.000-8.000 nhân lực CNTT làm việc; Khu CNTT tập trung Đà Nẵng vừa khánh thành giai đoạn 1 vào ngày 29/3/2019, ước tính đến 2025 cần khoảng 10.000 người làm việc; Khu Công viên phần mềm số 1 mở rộng (Hòa Xuân, Cẩm Lê) được quy hoạch để phục vụ cho 12.000 nhân lực CNTT làm việc.
Nhu cầu nguồn nhân lực CNTT của các doanh nghiệp tại Đà Nẵng rất lớn. Tuy nhiên, các đại biểu tham gia tọa đàm cho rằng nguồn nhân lực CNTT đang bộc lộ nhiều tồn tại, hạn chế, rơi vào tình trạng “vừa thừa, vừa thiếu”, mâu thuẫn cung - cầu khá nghiêm trọng, đặc biệt trong lĩnh vực phần mềm và nội dung số, số lượng và chất lượng đào tạo chưa tiệm cận được nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp. Vì vậy, tại tọa đàm này, nhiều ý kiến được nêu ra để cơ quan nhà nước, cơ sở đào tạo và doanh nghiệp cùng tìm kiếm giải pháp rút ngắn khoảng cách cung-cầu lao động CNTT.