Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng phát biểu tại cuộc họp.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn SinhHùng ngày 6-1 đã tái khẳng định quan điểm của Đảng,áttriểnnôngnghiệpnôngthônlànhiệmvụchiếnlượlịch bóng đá bundesliga Nhà nước phát triển nôngnghiệp, nông thôn là nhiệm vụ chiến lược của đất nước trong giai đoạn tới.
Phát biểu kết luận cuộc họp Banchỉ đạo sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) về nông nghiệp,nông dân và nông thôn về tổng hợp các ý kiến đóng góp vào Báo cáo sơ kết củaBan Chỉ đạo và xây dựng dự thảo Kết luận của Bộ Chính trị về việc thực hiệnNghị quyết, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Trưởng Ban chỉ đạo, nhấn mạnh,các văn bản của Ban Chỉ đạo báo cáo Bộ Chính trị cần xây dựng cụ thể, nêu bậttính cần thiết và lợi ích từ việc thực hiện Nghị quyết.
Trưởng Ban chỉ đạo cũng yêu cầuban soạn thảo đánh giá, phân tích kỹ kết quả đã làm được sau 5 năm thực hiệnNghị quyết 26/NQ-TU; khẳng định, đây là nhiệm vụ chiến lược phát triển và xâydựng đất nước giai đoạn tới; lấy thị trường, hiệu quả kinh tế làm định hướng.
Báo cáo cũng cần khẳng định bàihọc kinh nghiệm rút ra sau 5 năm thực hiện Nghị quyết là: “Nơi nào áp dụng sángtạo, hiệu quả Nghị quyết; phát huy tốt vai trò chủ thể của người nông dân trongxây dựng nông thôn mới; khai thác tốt nhất tiềm năng, lợi thế của địa phươngthì nơi đó thành công.”
Làm rõ bài học kinh nghiệm rút ratừ việc đổi mới tư duy, huy động toàn bộ hệ thống chính trị, đoàn thể nhân dândo cấp ủy, chính quyền địa phương làm nòng cốt để xây dựng nông nghiệp, nôngthôn thì sẽ thực hiện thành công Nghị quyết, nâng cao hiệu quả, đời sống chongười nông dân.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn SinhHùng cũng đề nghị bổ sung vào dự thảo Kết luận của Bộ Chính trị những nội dungcần tập trung chỉ đạo, trong đó chú trọng việc tiếp tục quán triệt sâu sắc, vậndụng sáng tạo, linh hoạt Nghị quyết đối với mỗi địa phương, vùng miền và cả cấphuyện, cấp xã.
Trong các giải pháp thực hiện,cần xác định rõ lĩnh vực, mục tiêu tăng trưởng; đặc biệt cần nhấn mạnh nhiệm vụcông nghiệp hóa nông thôn; công tác đào tạo nguồn nhân lực cho nông thôn theohướng phát huy những mô hình đã phát huy kết quả, hướng đến mục tiêu cao nhấtlà nâng cao đời sống người nông dân, đảm bảo lợi ích căn bản, lâu dài của đấtnước.
Dự thảo báo cáo của Ban Chỉ đạokhẳng định, Nghị quyết 26/NQ-TU đã thể hiện chủ trương đúng đắn, hợp lòng dâncủa Đảng, đã được triển khai thực hiện đồng bộ, toàn diện, nghiêm túc, sâurộng; cả hệ thống chính trị vào cuộc; người dân hưởng ứng tích cực. Nghị quyếtđã nhanh chóng đi vào cuộc sống và đã có tác động mạnh mẽ.
Nông nghiệp, nông thôn có bướcphát triển mới; tiếp tục nâng cao thu nhập, cải thiện điều kiện sống của nôngdân, góp phần quan trọng duy trì phát triển kinh tế, ổn định chính trị, xã hội,nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng ở các vùng nông thôn.
Báo cáo cũng thẳng thắn đánh giá,mặc dù đạt được nhiều thành tích quan trọng, song tốc độ tăng trưởng nôngnghiệp vẫn đang suy giảm. Sản xuất nông nghiệp chậm chuyển biến theo hướng hiệnđại, năng suất, giá trị thương mại, sức cạnh tranh và hiệu quả sản xuất nhiềuloại nông sản còn thấp, an toàn vệ sinh thực phẩm vẫn là vấn đề bức xúc trongxã hội.
Chương trình xây dựng nông thônmới thực hiện chậm, nhiều nơi thiếu nguồn lực, trông chờ vào sự hỗ trợ của ngânsách cấp trên.
Đời sống của dân cư nông thônchìn chung còn thấp, khoảng cách giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị, giữamiền xuôi và miền núi, giữa các vùng miền có xu hướng gia tăng.
Thảo luận tại buổi làm việc, cácthành viên của Ban Chỉ đạo đề nghị ban soạn thảo bổ sung vào các dự thảo đánhgiá về phát triển kinh tế rừng, kinh tế biển sau 5 năm thực hiện Nghị quyết. Cóý kiến cho rằng, triển khai thực hiện Nghị quyết 26 và phong trào xây dựng nôngthôn mới, dưới sự hỗ trợ, tạo điều kiện của chính quyền địa phương, một bộ phậnnông dân sáng tạo, kiên trì đã có đời sống khá giả.
Qua 5 năm thực hiện, thực tế chothấy cần thiết phải thay đổi bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới cho phù hợp vớitình hình mới và đặc thù các địa phương. Các đại biểu cũng đề nghị ban soạnthảo đánh giá tổng quan hơn việc xây dựng, triển khai các chính sách tín dụnghỗ trợ nông nghiệp; kết quả công tác đào tạo, nhất là đào tạo nghề cho nôngthôn.
Chủ tịch Hội Nông dân Việt NamNguyễn Quốc Cường đề nghị điều chỉnh mức tăng trưởng nông nghiệp ở mức 3-3,5%cho phù hợp với điều kiện hiện nay.
Ông Cường cũng đề nghị cần cóchính sách đặc thù cho người trồng lúa, vùng trồng lúa để cân đối thu nhập, đảmbảo đời sống cho nông dân, đồng thời giữ vững an ninh lương thực quốc gia, khắcphục tình trạng nông dân bỏ trồng lúa.
Theo Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh,cần hoạch định phát triển nông nghiệp trong bối cảnh kinh tế thị trường với mặtbằng cạnh tranh bình đẳng. Ngoài ra, cần linh hoạt trong định khung diện tíchđất sản xuất lúa sao cho bám sát tình hình cán cân cung cầu lương thực thế giớiđể vừa đảm bảo an ninh quốc gia vừa tránh việc cung thừa, cầu thấp, đảm bảo duytrì sản xuất nông nghiệp giá trị cao.
Theo TTXVN