- Sở hữu khối tài sản lên tới hàng tỷ đô la nhưng những người “siêu giàu” của thế giới lại không đặt mục tiêu kiếm tiền lên trên hết. Thay vào đó,áchứngxửvớitiềnbạccủanhữngngườisiêugiàket qua tran viet nam mục tiêu chung của họ là biến thế giới trở thành một nơi tốt đẹp hơn cho tất cả mọi người. Làm việc để đóng góp cho xã hội Qũy từ thiện Bill & Melinda Gates - tổ chức từ thiện lớn nhất thế giới với số vốn lên tới 42 tỷ đô la tính tới năm 2014 – có thể là minh chứng rõ nhất. Người giàu nhất thế giới Bill Gates là người thành lập và góp vốn chính cho quỹ này. Được thành lập năm 1994, Qũy Gates đặt mục tiêu xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng y tế trên toàn thế giới, mang đến nhiều hơn cơ hội giáo dục cho trẻ em. Theo tạp chí Forbes, Bill Gates đã đóng góp 30 tỷ USD cho quỹ và vận động được rất nhiều tỷ phú khác tham gia.
Tỷ phú Warren Buffet – người bạn thân của Bill Gates, nhà đầu tư giàu thứ 4 thế giới cũng là một trong những mạnh thường quân lớn của Qũy Gates. Buffet cũng nằm trong danh sách 50 tỷ phú hào phóng nhất năm 2014 do tạp chí The Chronicle of Philanthropy bình chọn. Năm 2014, Buffet lập kỷ lục khi đóng góp 2,8 tỷ USD cho các hoạt động từ thiện. Năm 2010, ông cùng với Bill Gates lập ra quỹ The Giving Pledge. Qũy này kêu gọi những cá nhân và gia đình giàu có nhất thế giới quyên góp tài sản để phục vụ các hoạt động từ thiện. Đến nay, quỹ đã quyên góp được 25,5 tỷ USD với sự tham gia của những người giàu có và nổi tiếng như Lary Page, Elon Musk, Gordeon Moore, Mark Zuckerberg… Hiện đã có tới hàng trăm người giàu tham gia sáng kiến này. Bà Melinda Gates từng chia sẻ: “Ở trong nhà, khi chúng tôi nhắc đến gia tài là nhắc đến bổn phận về sự rộng lượng của chúng tôi”. Đã rất nhiều lần Bill Gates tuyên bố sẽ dành 95% tổng tài sản để làm từ thiện. Ông chủ Microsoft cũng thẳng thắn chia sẻ quan điểm dạy con về tiền bạc và giá trị của lao động: “Con tôi là con người, mà đã là con người thì phải tự kiếm sống, không chỉ kiếm sống để phục vụ chính bản thân mình mà còn phải góp phần thúc đẩy xã hội. Đã là con người thì phải lao động. Tại sao tôi phải cho con tiền?” Trách nhiệm với xã hội Nhật Bản thường được ca ngợi là một xã hội văn minh hiếm có. Để đạt được điều đó, mỗi người Nhật luôn có ý thức phải có trách nhiệm với bản thân và xã hội. Mới đây, một bài viết trên Thời báo Nhật Bảncho biết hiện có khoảng 1,3 triệu người Nhật – khoảng 1% dân số Nhật – được coi là người giàu (với mức thu nhập hơn 30 triệu yên và có tài sản ít nhất 100 triệu yên).
Người giàu Nhật có một cách cư xử rất khác người giàu có các nước phát triển khác. Do văn hóa, người giàu ở nước này không thích nổi trội trong đám đông. Họ sống trong những ngôi nhà bình thường và có cuộc sống bình thường như bao người khác. Họ không thích phô trương và khoe khoang tài sản. Họ thích dùng tiền để thưởng thức nghệ thuật hơn là mua siêu xe, quần áo và tài sản đắt tiền. Hơn hết, người giàu Nhật rất có ý thức dân tộc. Họ mua hàng hóa Nhật, đi du lịch nội địa, thích trưng bày các tác phẩm nghệ thuật của Nhật. Họ hiểu rằng đất nước Nhật cần tiền của họ. Cũng giống như nhiều người giàu khác, họ quan tâm tới việc dạy con làm giàu thay vì để lại tài sản thừa kế kếch sù cho chúng. Là một người Nhật Bản, Todashi Yanai – ông chủ thương hiệu thời trang Uniqlo – không thích nói nhiều về khối tài sản hay lợi nhuận mà công ty ông kiếm được. Mối quan tâm của ông Yanai luôn là chất lượng sản phẩm. Ông luôn đau đáu trăn trở về những kỹ thuật, công nghệ mới giúp tạo ra những chất liệu mới cho Uniqlo với giá cả phải chăng nhất.
Tôn chỉ của Yanai là “luôn mang đến những mẫu quần áo mặc thường ngày hợp mốt, chất lượng cao mà bất cứ ai cũng đều có thể mặc và có thể mặc ở bất cứ đâu tại bất cứ nơi nào với giá bán thấp nhất có thể”. Để làm được điều này, ông chủ của khoảng 2.000 cửa hàng Uniqlo đã không ngừng cải tiến từ sợi vải cho đến cách may sao cho tinh gọn, giảm thiểu chi phí nhất có thể. Chất lượng phục vụ khách hàng cũng là một trong những mối quan tâm của ông chủ Uniqlo. Đó cũng là lý do ông thành lập trường ĐH Uniqlo – nơi đào tạo ra những quản lý cửa hàng chuyên nghiệp cho công ty. Ý thức dân tộc cũng là động lực giúp Yanai luôn nỗ lực để đưa thương hiệu của người Nhật ra khỏi phạm vi quốc gia. Từ những năm 1990, ý tưởng về một thương hiệu thời trang Nhật Bản ngang tầm với Marks & Spencer của Anh, Benetton của Ý đã nhen nhóm trong ông. Và hơn 20 năm sau, Uniqlo bán tất, đồ lót, áo thun, quần jean, áo khoác và váy vóc ở 12 quốc gia. Năm 2012, Uniqlo kiếm được khoảng 10 tỷ đô doanh thu và 1,5 tỷ đô lợi nhuận, trở thành hãng thời trang bán lẻ lớn thứ 4 thế giới, sau Zara, H&M và Gap.
|