您现在的位置是:Cúp C1 >>正文
Thách thức giáo dục nghề nghiệp vì tuyển sinh đại học ngày càng dễ_ca cuoc uy tin
Cúp C129785人已围观
简介Ngày 27/5, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ LĐ-TB&XH) tổ chức hội nghị Triển khai ...
Ngày 27/5,áchthứcgiáodụcnghềnghiệpvìtuyểnsinhđạihọcngàycàngdễca cuoc uy tin Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ LĐ-TB&XH) tổ chức hội nghị Triển khai chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 khu vực Đồng bằng sông Hồng và Trung du miền núi phía Bắc.
Tại hội nghị, nói về công tác tuyển sinh gắn với đào tạo lao động và việc làm, ông Đào Trọng Độ, Vụ trưởng Vụ Đào tạo thường xuyên cho hay, nếu so sánh những nhân lực của Việt Nam với các nước ở trong khu vực và trên thế giới thì năng lực cạnh tranh của chúng ta tương đối thấp.
Cụ thể, dẫn một thống kế xếp hạng 141 quốc gia về năng lực cạnh tranh năm 2019, Việt Nam đứng ở thứ 67, chỉ xếp trên Lào và Campuchia trong khu vực Đông Nam Á.
Còn về năng suất lao động tính theo giờ làm việc, nếu như Singapore là 54,9 thì Việt Nam là 4,4.
“Tức năng suất lao động của chúng ta chưa bằng 1/10 của Singapore; bằng khoảng một nửa so với Philippines; bằng khoảng 1/3 so với Indonesia và Thái Lan. Như vậy, nếu so sánh năng suất lao động tính theo giờ làm việc, chúng ta đang đứng ở top rất thấp trong khu vực”.
Về chỉ số chất lượng nguồn nhân lực, chúng ta xếp thứ 70/100 quốc gia xếp hạng, tức là so với các nước ở trong khu vực mà tham gia xếp hạng thì chúng ta chỉ đứng trên Campuchia; trong khi Singapore xếp thứ 2.
“Như vậy chỉ số chất lượng nguồn nhân lực của chúng ta cũng đang ở mức rất thấp”.
Về lao động chuyên môn cao, chúng ta đứng thứ 81/100 quốc gia. So với trong khu vực, chúng ta chỉ xếp trên Indonesia và Campuchia.
Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp/chứng chỉ ở mức 26,1%.
Về cơ cấu nhân lực, theo ông Độ, các nước trong khu vực, cứ có 1 người tốt nghiệp đại học sẽ có khoảng 3 tốt nghiệp cao đẳng, 5 tốt nghiệp trung cấp. Trong khi đó, ở Việt Nam, nếu có 1 đại học trở lên, thì có 0,35 người học cao đẳng; 0,65 học trung cấp và sơ cấp là 0,4.
“Cơ cấu nhân lực của chúng ta đang bị mất cân đối. Số học đại học trở lên chiếm tỷ lệ tương đối cao. Nếu tính ra, cứ 3 người học đại học, mới có 1 người học cao đẳng nghề. Tỷ lệ này đang bị vênh, nên nhân lực trực tiếp tham gia sản xuất đang bị thiếu”.
Theo ông Độ, thực trạng còn nhiều khó khăn khi nhận thức của xã hội về học nghề, lập nghiệp hạn chế; việc phân luồng học sinh sau trung học đi học nghề còn khó khăn. Bên cạnh đó thách thức cũng đến từ việc tuyển sinh đại học dễ dàng với quy mô và số lượng lớn. Các doanh nghiệp (nhất là các doanh nghiệp FDI) tuyển dụng lao động chưa qua đào tạo với số lượng lớn.
Cũng tại hội nghị này, đại diện các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã đóng góp nhiều ý kiến, khuyến nghị về chính sách với cơ quan quản lý về giáo dục nghề nghiệp. Một số đại biểu cũng bày tỏ lo lắng khi việc tuyển sinh vào đại học ngày một dễ dàng khi các trường mở thêm nhiều ngành, xét tuyển bằng nhiều phương thức.
Tại hội nghị, bà Khương Thị Nhàn, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính cũng chia sẻ về kế hoạch triển khai Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 do Thủ tướng phê duyệt. Theo đó, mục tiêu cụ thể của Chiến lược là đến năm 2025 sẽ bảo đảm quy mô, cơ cấu ngành, nghề đào tạo cho phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội đất nước; chất lượng đào tạo của một số trường tiếp cận trình độ các nước ASEAN-4, trong đó một số nghề tiếp cận trình độ các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới; góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 30%.
Một số chỉ tiêu chủ yếu được đề ra như thu hút 40 - 45% học sinh tốt nghiệp THCS và THPT vào hệ thống giáo dục nghề nghiệp; Đào tạo lại, đào tạo thường xuyên cho khoảng 25% lực lượng lao động; Tỷ lệ lao động có các kỹ năng công nghệ thông tin đạt 80%; Phấn đấu 100% nhà giáo đạt chuẩn; khoảng 80% cán bộ quản lý được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng quản lý - quản trị hiện đại; Phấn đấu có khoảng 70 trường chất lượng cao.
Kết luận hội nghị, ông Phạm Vũ Quốc Bình, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ LĐ-TB&XH) cho hay, Chiến lược đã có, nhưng vấn đề cần quan tâm là đưa được Chiến lược vào trong thực tiễn.
Do đó, ông Bình kiến nghị lãnh đạo các Sở LĐ-TB&XH đề nghị UBND tỉnh để xây dựng kế hoạch triển khai Chiến lược cụ thể.
Cùng đó, triển khai các giải pháp của chiến lược. “Có chiến lược rồi, cần triển khai ngay”, ông Bình cho rằng cần tập trung ráo riết để tranh thủ giai đoạn cơ cấu “dân số vàng” để tạo đột phá.
Bên cạnh đó, các địa phương cần đẩy mạnh, chỉ đạo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp xây dựng kế hoạch chuyển đổi số; quan tâm đến học liệu dùng chung, nền tảng dùng chung,...
Thanh Hùng
Tags:
转载:欢迎各位朋友分享到网络,但转载请说明文章出处“Fabet”。http://pro.rgbet01.com/html/924f999002.html
相关文章
Thế giới 24h: Nguy cơ 10 năm tù cho cựu Thủ tướng Thái
Cúp C1Cựu Thủ tướng Yingluck đối diện với phiên toà hình sự, Trung Quốc có động thái mới tại Triều Tiên, v ...
【Cúp C1】
阅读更多[Dota 2] Pajkatt là tân Đội trưởng của Na`Vi cùng với rmN`, Dendi và GeneRaL
Cúp C1Natus Vinceređã bổ sung ba tân binh Per Anders Olsson "Pajkatt" Lille, Roman "rmN-" Paley và Malthe ...
【Cúp C1】
阅读更多Cách chặn những cuộc gọi làm phiền trên iPhone
Cúp C1Những cuộc gọi quảng cáo dịch vụ luôn khiến người dùng di động khó chịu. Trên iPhone, họ được hỗ trợ ...
【Cúp C1】
阅读更多
热门文章
- Triệu Lộ Tư trở lại làng giải trí: Nghi vấn sợ đền bù hàng trăm tỷ đồng
- Chọn 58 đội Robotics sang Philippines dự thi Robothon quốc tế 2017
- [LMHT] Hỗ trợ của Snake Esports chính thức tuyên bố giải nghệ
- Phương thức giám sát an toàn mạng sẽ bao gồm trực tiếp và gián tiếp
- Xét xử Cựu Giám đốc CDC Đà Nẵng tham ô tài sản và liên quan đến Việt Á
- Giá iPhone X giảm xuống còn hơn 31 triệu đồng tại Việt Nam
最新文章
Việt Nam gives top priority to ties with Cambodia: PM
Thiếu nữ bị cướp, người hùng lạ mặt lao tới như tia chớp
Samsung ra mắt màn hình 'siêu cong' CH711 dành cho game thủ
Google hứa sửa lỗi cho Pixel 2 XL và đền bù cho người dùng
Ngồi tại phòng khách nghe Tùng Dương hát trực tuyến
Samsung bất ngờ bổ nhiệm 3 người mới cùng giữ chức CEO