Đang định viết về bố,áthươngbốtôikhôngmuốnvềquêLýdođượccongáichiasẻtậnđáylòbd trực tiếp tôi chợt nhớ đến bác Olivier Armstrong, giáo sư giải phẫu, người bạn lớn tuổi đã quen biết mấy chục năm của vợ chồng tôi. Cuối năm 2022, bác Michelle - vợ GS Olivier mất chỉ sau chưa đầy 3 tháng phát hiện bị ung thư phổi di căn.
Ba tháng sau, GS Olivier sang Việt Nam và rất nhiều lần khi gặp nhau, bác ấy không cầm được nước mắt. Tháng trước, bác ấy lại sang. Khi nhắc đến bác Michelle, GS Olivier vẫn không kìm được xúc động, mấy lần bật khóc.
Olivier là ông già Do Thái bản lĩnh và trước đây tôi không thể tưởng tượng có ngày lại nhìn thấy nước mắt của bác ấy. Michelle là người phụ nữ tuyệt vời, vừa đẹp, vừa vui vẻ, rộng rãi, tốt bụng, lại rất đảm đang.
Bác ấy sẵn sàng hy sinh sự nghiệp, lùi lại, ở nhà 15 năm trời chăm sóc 3 đứa con ngoan, giỏi để bác Olivier thỏa sức phấn đấu, bay nhảy.
Bác Olivier rất yêu vợ. Hơn thế, mấy lần tâm sự, bác ấy nói phụ thuộc mọi thứ vào vợ, nên khi bác Michelle ra đi đột ngột, bác không biết làm gì với cuộc sống của mình, từ những việc nhỏ nhất hàng ngày…
Mẹ tôi mất sau 9 năm bệnh dai dẳng.
Trong 9 năm bệnh tật, những lúc khỏe và vui, mẹ vẫn cất công bày ra nấu những món đặc biệt. Nhưng phần lớn việc nhà, bếp núc, chăm sóc mẹ đều là bố lo.
Giai đoạn tôi đi Pháp học, bố chăm luôn Emil - con trai tôi, và nhiều khi cả con rể. Emil bị thoát vị bẹn, ông ngoại gầy mất 5kg.
Bố tôi là một người đàn ông hiếm có ở thế hệ của ông, không chỉ làm chuyên môn tốt, lãnh đạo giỏi, mà làm chồng cũng tuyệt vời. Đàn ông chiều vợ thì tôi thấy nhiều, nhưng vừa chiều vợ vừa chia sẻ tất tật việc nhà và luôn sẵn sàng thể hiện tình yêu với vợ mọi lúc, mọi nơi thì hiếm.
Bây giờ mọi người hay trêu tôi thể hiện chủ quyền khi lúc nào cũng hẹn hò, nắm tay, đi chơi xa thì sẵn sàng ôm hôn chồng. Nhưng tôi có thể hiện đâu.
Từ bé lớn lên, tôi đã ở trong môi trường như thế. Ngày ngày chứng kiến bố mẹ hôn tạm biệt mỗi sáng, đi làm về hôn ngọt ngào, đi công tác về ôm thắm thiết, cuối lá thư nào cũng “hôn anh”, “hôn em”… trong suốt 30 năm thì việc làm y như thế với chồng tôi là điều tất nhiên.
Ở cơ quan, bố tôi là đại tá - bác sĩ chủ nhiệm quân y, nhưng khi về nhà cởi quân phục, việc đầu tiên là bố cầm chổi quét nhà, sau đấy là lau dọn nhà, nếu mẹ bận thì bố kiêm luôn nấu cơm.
Điều đó cho thấy, bố tôi hơn hẳn bác Olivier về kỹ năng trong cuộc sống hàng ngày. Nhưng khi mẹ tôi mất, bố vẫn luôn chông chênh, vẫn là cả một khoảng trống không thể lấp đầy!
Mẹ mất! Tôi thương bố nhất! Sau đó là thương bọn trẻ con và chính bản thân mình!
Mẹ mất, người thay đổi nhiều nhất là bố, vì thiếu vắng người tri kỷ luôn chia sẻ, bàn bạc, làm dịu những trận “nóng” của bố bằng những phân tích lý trí, mềm mỏng và "tẩm ướp gia vị" cho cuộc sống của bố bằng chính cá tính đặc sắc của mẹ.
Mẹ từng là người phụ nữ trên cả tuyệt vời, người dẫn dắt tinh thần cả nhà nên khi mẹ mất, ai cũng chống chếnh, mất phương hướng. Tôi có chồng, có con ở bên mà còn nhiều lúc thấy bơ vơ, thèm được có mẹ để chia sẻ và hỏi ý kiến.
Bố chỉ có một mình!
Nên nhiều lúc thấy bực lắm vì hình như bố dạo này lẩm cẩm và hay bị vướng vào những suy nghĩ, nỗi lo luẩn quẩn. Nhưng nghĩ một lúc lại thấy thương vô cùng.
Có một điều gần đây tôi mới chia sẻ với chồng: Tôi rất ngại về quê vì khi rời đi, nhìn bố một mình, tôi lại cảm thấy không nỡ. Đặc biệt, tôi rất sợ cảm giác về quê một mình, vì lúc đi tôi cứ chìm đắm trong nỗi thương bố và nhớ mẹ vô cùng.
Đây vốn là những điều riêng tư. Nhiều khi viết lách với tôi là cách để chia sẻ và giải phóng nỗi lòng. Mấy hôm nay, tôi cứ nghĩ mãi về bố và gia đình.
Gần 8 năm mẹ đi, chẳng gì bù đắp nổi. Chỉ mong các con lớn lên ngoan ngoãn, tử tế và hiểu được ông cũng như bà yêu thương và muốn gần gũi chúng nó thế nào; cố gắng để gia đình gắn kết, để thiếu đi người nhóm lửa là mẹ nhưng hơi ấm từ cái tổ ấm ngày xưa thì vẫn được gìn giữ qua tháng ngày…
Nhà là nơi đầy ắp tình cảm yêu thương gia đình, là nơi bất cứ ai đi đâu cũng muốn quay về. Bởi nơi đó có bố, có mẹ, có những người ruột thịt, là người yêu thương ta vô điều kiện. Báo VietNamNet mở diễn đàn Về nhà. Mời độc giả gửi tâm sự, câu chuyện của mình về địa chỉ: [email protected]. |