Trong thời đại số,ảimãmậtkhẩusiêudịjikauanhìnthìkinhnhưngthậtravôcùngyếkết quả vdqg brazil song song với việc tìm được tên đăng nhập/tên nhân vật chưa bị ai lấy mất, đặt mật khẩu sao cho an toàn và dễ nhớ cũng nhiêu khê vô cùng. Công thức thường thấy: Mật khẩu = Cụm từ + Dãy số + Ký tự đặc biệt, biến đổi ba yếu tố trong công thức trên, mật khẩu sẽ càng mạnh.
Vậy khi thấy cụm "ji32k7au4a83", chắc hẳn bạn nghĩ đây là mật khẩu thuộc hàng cực mạnh. Sai bét rồi! Câu chuyện đằng sau "ji32k7au4a83" cũng phức tạp không kém việc đặt mật khẩu.
Dựa theo dịch vụ kiểm tra rò rỉ thông tin Have I Been Pwned (HIBP), "ji32k7au4a83" xuất hiện nhiều bất thường.
Chuyên gia bảo mật Troy Hunt là người sáng lập HIBP, đơn vị giúp đỡ cư dân mạng tìm hiểu xem email của họ, dữ liệu của họ có xuất hiện trong bất cứ vụ rò rỉ thông tin nào không. Đa số người dùng đặt câu hỏi liệu mật khẩu của họ đã từng bị lộ ra ngoài, và dữ liệu do HIBP thu thập cho thấy "ji32k7au4a83" đã xuất hiện trong tận 141 sự kiện rò rỉ dữ liệu.
Nhìn dòng ký tự quá lạ lùng, ta sẽ nghĩ ngay tới việc đây là mật khẩu chung của một loạt những con bot hay tài khoản ảo, lập ra với nhiều mục đích. Hóa ra không phải.
"ji32k7au4a83" là sản phẩm của hệ thống Zhuyin Fuhao, được dùng để dịch tiếng tiếng Trung phổ thông. Dịch sát nghĩa "ji32k7au4a83", ta sẽ được từ "my password" trong tiếng Anh, nghĩa là "mật khẩu của tôi".
Phóng viên Gizmodo bắt liên lạc với Ben Macaulay, một chuyên gia ngôn ngữ đang theo đuổi sự nghiệp bảo tồn các văn bản cổ đang trong diện nguy hiểm. Bản thân Macaulay cũng đang sử dụng một bàn phím Zhuyin, "nghi phạm" chính viết nên dòng mật khẩu quái đản kia. Theo lời anh, bàn phím Zhuyin là hệ thống gõ chữ được dùng nhiều nhất trên đất Đài Loan.
Nội dung cụ thể của từng cụm ký tự trong "ji32k7au4a83" được dịch ra như sau:
ji3 -> 我 -> M
2K7 -> 的 -> Y
au4 -> 密 -> PASS
a83 -> 碼 -> WORD