Cần giải bài toán thu hút,ộtrưởtỷ lệ cá cược bóng đá thế giới giữ chân giáo viên mầm non
Tại hội nghị, đại diện các Sở GD-ĐT đã trao đổi, thảo luận xung quanh các nhiệm vụ của giáo dục mầm non từ kinh nghiệm thực tiễn địa phương. Trong đó, vấn đề được nhiều địa phương quan tâm là giải pháp để thu hút và giữ chân đội ngũ giáo viên.
Ông Nguyễn Văn Phong, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Bình Dương, cho biết tỉnh có nhiều chính sách hỗ trợ cho giáo viên mầm non như người làm việc tại cơ sở giáo dục mầm non dân lập, tư thục ở địa bàn có khu công nghiệp, cụm công nghiệp được hỗ trợ 800.000 đồng/người/tháng.
Tuy nhiên mức hỗ trợ và lương chi trả chưa đáp ứng được thù lao, công sức và sự vất vả của giáo viên nên việc thu hút nguồn nhân lực đầu vào đối với giáo dục mầm non gặp nhiều khó khăn.
Ông Phong kiến nghị Nhà nước cần tiếp tục nghiên cứu cải tiến chế độ làm việc, chính sách tiền lương cho giáo viên mầm non nhằm thu hút, khuyến khích học sinh học ngành sư phạm mầm non và thu hút nguồn nhân lực vào làm việc tại các cơ sở.
Bà Trần Lưu Hoa, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội, cũng chia sẻ khó khăn khi đội ngũ giáo viên, nhân viên làm việc không ổn định. Dịch Covid-19 kéo dài, giáo viên mầm non chuyển đổi nghề nghiệp, bỏ việc, nhiều cơ sở phải dừng hoạt động. Tỉ lệ giáo viên đạt chuẩn theo Luật Giáo dục 2019 và tỉ lệ tham gia đóng bảo hiểm xã hội cho giáo viên, nhân viên còn thấp.
Bà Hoa kiến nghị Bộ GD-ĐT tiếp tục có giải pháp để thu hút và giữ chân đội ngũ giáo viên mầm non, bởi hiện nay khó khăn về mọi mặt nên thu hút vào ngành rất khó.
Từ chia sẻ về thiếu giáo viên bậc mầm non tại địa phương, đại diện Sở GD-ĐT Kon Tum và Thanh Hóa cũng đề nghị Bộ GD-ĐT đề xuất Chính phủ, Bộ Nội vụ bổ sung chỉ tiêu biên chế giáo viên hằng năm đáp ứng yêu cầu thực tiễn, ban hành quy định cụ thể thực hiện tinh giản biên chế của ngành, đảm bảo định biên giáo viên/lớp, không thực hiện cắt giảm biên chế theo tỉ lệ chung vì giáo dụccó đặc thù riêng.
Giáo dục mầm non "thiếu đủ thứ"
Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn đánh giá tỷ lệ huy động trẻ đến trường và một số các chỉ số khác của giáo dục mầm non đều có khởi sắc, từ quy hoạch, đến chuyển đổi số, sắp xếp mạng lưới… Trong đó, đáng chú ý xã hội đã quan tâm tới giáo dục mầm non nhiều hơn; đã manh nha, khởi động được một số chính sách mới tốt hơn cho giáo dục mầm non.
Song, theo Bộ trưởng, giáo dục mầm non vẫn còn nguyên thách thức, với từ khoá chính là “thiếu”: thiếu giáo viên, thiếu trường lớp, thiếu cơ sở vật chất, thiếu nhiều thứ,…
Phân tích nguyên nhân dẫn tới tình trạng này, Bộ trưởng cho rằng: “Có lẽ là thiếu vĩ mô, thiếu sự quan tâm đầy đủ ở tất cả các cấp, các ngành, địa phương. Nơi quan tâm nhưng lực bất tòng tâm, nơi có điều kiện, tâm bất tòng lực”.
Bộ trưởng cũng đề cập tới ứng xử hiện nay với bậc học mầm non - khi đây là bậc học hình thành nhân cách, tinh thần, tình cảm của mỗi con người nhưng lại là bậc học có tỷ lệ kiên cố trường lớp thấp nhất, đời sống giáo viên thấp nhất. Lẽ ra đây phải là bậc học được quan tâm đầu tư nhất nhưng lại đang đẩy mạnh xã hội hoá nhất.
“Chúng ta không thể dùng xã hội hoá để thay cho nhà nước đầu tư đối với bậc học mầm non, cần phải cả hai để tăng cường phát triển giáo dục mầm non mới là sự quan tâm đúng”, Bộ trưởng nhấn mạnh. Cũng theo người đứng đầu ngành giáo dục, thời gian tới cần tăng cường chính sách, tăng cường đầu tư nguồn lực, kiến nghị mạnh mẽ hơn nữa cho bậc học mầm non.
Trao đổi về chương trình giáo dục mầm non mới đang chuẩn bị thí điểm, ông Sơn cho hay cần rút kinh nghiệm từ việc triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới về chuẩn bị các nguồn lực, thông suốt từ xã hội, chia sẻ của phụ huynh, thử nghiệm, nhân rộng, rút kinh nghiệm thận trọng.
“Trong giáo dục không được phép sai lầm, đối với lớp nhỏ càng thận trọng hơn nữa vì các cháu không tự điều chỉnh được. Cần chuẩn bị về chính sách, điều kiện triển khai đủ về nguồn lực, đội ngũ, các phương diện và cần đủ sự quan tâm”, Bộ trưởng nói.
Từ trao đổi của các địa phương, Bộ trưởng cho rằng đã phần nào yên tâm hơn về kiểm soát với hệ thống ngoài công lập, nhóm trẻ. Theo đó, những nơi có kinh nghiệm cần chia sẻ rộng rãi cho các địa phương trên tinh thần tăng cường hỗ trợ, quản lý, giám sát hệ thống cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập, đặc biệt là nhóm trẻ, để có môi trường trường an toàn cho các cháu, tránh việc ngược đãi, bạo lực, mất an toàn của trẻ.
“Chúng ta không mong gì hơn các cháu an toàn, các cô an tâm, cha mẹ được an lòng. Làm được 3 điều đó là giáo dục mầm non thành công”, Bộ trưởng chia sẻ.
Báo cáo kết quả năm học 2022-2023, ông Nguyễn Bá Minh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Mầm non (Bộ GD-ĐT), cho biết trong năm học, các điều kiện đảm bảo chất lượng ở bậc học mầm non chuyển biến tích cực. Số phòng học kiên cố tăng 1.430 phòng, phòng học tạm giảm 252 phòng; cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi được quan tâm đầu tư. Số trường chuẩn quốc gia bậc mầm non tăng 2,3%. Công tác phát triển đội ngũ được quan tâm, đặc biệt là công tác tuyển dụng và đào tạo, bồi dưỡng nâng chuẩn về trình độ đào tạo. Tỷ lệ giáo viên/lớp đạt 1.86, tăng 0,02% so với năm học trước; giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo cao đẳng sư phạm đạt 87,3% (tăng 10,6%); trên chuẩn đạt 65,1% (tăng 7.2%); giáo viên chưa đạt chuẩn về trình độ đào tạo còn 12.7%, giảm 10.6%. Tỷ lệ huy động trẻ đến trường trong năm tăng ấn tượng: Nhà trẻ đạt 32,1%, tăng 3,8%; mẫu giáo đạt 93,1%, tăng 3,7%. Mặc dù đã có nhiều nỗ lực và đạt được được nhiều kết quả quan trọng, song giáo dục mầm non vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế. Việc đảm bảo các quy chuẩn về đội ngũ, cơ sở vật chất, trường lớp để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non dù đã có nhiều cố gắng nhưng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu. Công tác quy hoạch, đầu tư tại nhiều địa phương chưa theo kịp nhu cầu phát triển và nhu cầu đưa trẻ đến trường của nhân dân; tỉ lệ huy động trẻ ở một số địa phương còn thấp, còn có sự chênh lệch về cơ hội tiếp cận giáo dục và điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục mầm non giữa các địa phương và giữa các đối tượng. Ngành giáo dục vẫn còn các địa phương có tỉ lệ kiên cố hoá dưới 40%; các địa phương có tỉ lệ chưa đạt tỷ lệ 1,5 giáo viên/lớp. |