Thành tựu của đội tuyển U23 Việt Nam đã gợi cảm hứng trong nhiều lĩnh vực. Những ngày qua,áodụcViệtNamcầnnhữnghuấnluyệnviênnhưkèo nhà cái tivi nhiều người đã chia sẻ những suy nghĩ của mình. Dưới đây là hai ý kiến trong lĩnh vực giáo dục.
Sinh viên cổ vũ đội tuyển U23 Việt Nam tại Trường ĐH Bách khoa Hà Nội. Ảnh: Thúy Nga
GS Trương Nguyện Thành, Phó Hiệu trưởng điều hành Trường ĐH Hoa Sen, quản trị trang diễn đàn Học giả Việt Nam: Bài học gì cho phát triển khoa học và giáo dục Việt Nam?
U23 Việt Nam đã chiến thắng chính mình khi phải đấu trong điều kiện thời tiết không quen thuộc, nếu không gọi là khắc nghiệt, và không chùn bước khi phải đối đầu với đối thủ mà cả HLV Park Hang Seo và các cầu thủ Việt Nam đều rõ hơn ai hết về thể lực cũng như độ điêu luyện. U23 Việt Nam đã chiến thắng khi để lại trong lòng mỗi một người Việt Nam đang sống trong nước hay ở nước ngoài niềm tự hào dân tộc.
Từ đội tuyển U23 Việt Nam, chúng ta học được gì cho phát triển khoa học và giáo dục ở Việt Nam?
U23 bóng đá với phát triển khoa học và giáo dục có liên quan gì với nhau đâu nhỉ?
Có đấy các bạn ạ.
Đó là tiềm năng của giới trẻ. U23 Việt Nam cho thấy thể lực của thế hệ trẻ Việt Nam không thua ai và nếu được huấn luyện kỹ lưỡng thì có thể đi ra đấu trường quốc tế. Thế hệ trẻ Việt Nam khi ra nước ngoài thì học hay nghiên cứu khoa học cũng không thua ai. Điều này minh chứng được tiềm năng của giới trẻ Việt Nam.
Nhưng muốn phát huy được tiềm năng này trong nước thì cần có môi trường và các nhà HLV tầm cỡ. Từ khi được đầu tư đúng mức và có những HLV tầm cỡ (người nước ngoài) thì bóng đá Việt Nam từng bước đi lên. Muốn được như thế, phát triển khoa học và giáo dục cũng phải làm vậy.
Hiện tại, khoa học và giáo dục Việt Nam vẫn còn vướng nhiều cơ chế đang trói chân sự phát triển.
Giống như bóng đá muốn vươn ra đấu trường quốc tế, khoa học và giáo dục Việt Nam cần những HLV, những lãnh đạo có bản lĩnh và tầm cỡ. Singapore thu hút những nhà giáo dục hay khoa học gia người nước ngoài làm hiệu trưởng các trường đại học hay viện trưởng các viện nghiên cứu quốc gia. Tuy nhiên, hiện nay cơ chế không cho phép Việt Nam làm điều tương tự.
HLV Park Hang Seo không phải là người được đào tạo bài bản về bóng đá. Khi còn học tại trường đại học Hangyang, ông nghiên cứu các loại thảo mộc và sữa, không liên quan tới thể thao. Thế mà ông vẫn có cơ hội làm HLV cho K League Sangju Sangmu Phoenix, Hàn Quốc và giúp cho đội này đạt được hai giải vô địch năm 2013 và 2015.
Trong khoa học và giáo dục, các đòi hỏi về đào tạo chuyên môn cũng như kinh nghiệm liên quan sẽ là rào cản trong việc thu hút nhân tài về một nước đang phát triển như Việt Nam. Cạnh tranh trong thị trường nhân lực cấp cao toàn cầu khá khốc liệt. Việt Nam có dám chấp nhận cái giá phải trả cho những đòi hỏi của mình?
Những năm gần đây, báo chí thường nhắc việc Việt Nam đang thiếu nhân lực cấp cao trong nhiều lĩnh vực. Điều này tôi thấy khá rõ trong lĩnh vực phát triển khoa học và giáo dục. Và hy vọng trong tương lai sẽ có những HLV (những khoa học gia, những nhà giáo dục người nước ngoài) như Park Hang Seo giúp đưa khoa học và giáo dục Việt Nam ra đấu trường quốc tế.
Sinh viên Trường ĐH Kinh tế quốc dân cổ vũ đội tuyển U23 Việt Nam. Ảnh: Thanh Hùng
Trường ngoại khoá Tomoto (TP.HCM): 6 bài học dạy con từ U23 Việt Nam
1. Nếu tuyết không rơi, sao ta biết mình có thể chơi được tốt đến đâu trong tuyết. Nên nghịch cảnh không phải là kẻ thù, mà là trợ lực để con khám phá giới hạn của mình.
2. Cách con chơi quan trọng hơn kết quả. Cách con sống quan trọng hơn những tài sản mà con thu vén được. Cứ chơi đẹp, sống tốt thì thắng thua được mất thế nào cũng có người nể trọng và yêu quý.
3. Muốn gặt hái những thành quả bình thường không thể thiếu sự trui rèn. Muốn gặt hái những thành công phi thường không thể thiếu niềm tin và ý chí.
4. Kỹ thuật làm nên cầu thủ giỏi, văn hoá làm nên cầu thủ fairplay. Kiến thức làm nên con người giỏi, vốn sống làm nên con người đẹp.
5. Cầu thủ muốn giỏi cần gặp đúng huấn luyện viên. Học trò muốn giỏi cần gặp đúng thầy. Hãy tìm những người thầy dạy con cách hiểu mình và tin vào chính mình, chứ không phải tin vào những chiêu trò, xảo thuật.
6. Khi cầu thủ đá bóng vì một dân tộc đằng sau lưng, họ trở thành những con người khác. Con cũng có thể trở thành một con người khác hạnh phúc và lớn lao hơn, khi con biết sống không chỉ vì bản thân mình.
Trân trọng kính mời bạn đọc gửi thêm ý kiến về Ban Giáo dục - Báo Vietnamnet - qua hòm thư điện tử: [email protected]
Gạt nước mắt, sinh viên nắm tay nhau hát "Như có Bác Hồ..." sau chung kết U23 châu Á
Tại nhiều trường đại học, không khí đang vô cùng sôi động khi hàng nghìn sinh viên cùng tập trung chờ xem trận đấu lịch sử giữa đội tuyển U23 Việt Nam và U23 Uzbekistan.