Khi Apple loại bỏ jack 3.5mm khỏi iPhone 7 năm ngoái,ợiíchbấtngờcủatainghekhôngdâyBớtđaulưlịch tứ kết c1 công ty của Tim Cook đã khởi đầu một trào lưu không mong muốn trên điện thoại. Rõ ràng, nếu bạn đã từng định nghe tai nghe trong lúc sạc điện thoại bằng pin dự phòng, bạn sẽ biết trải nghiệm iPhone 7 bất tiện đến như thế nào khi so sánh cùng iPhone 6s, iPhone 6, iPhone 5s v...v... Nhưng với riêng tôi, quyết định của Apple còn mang đến một bất lợi khác. Là người “phải” nghe các playlist nhạc không lời khi làm việc (để bớt bị phân tâm vì những cuộc trò chuyện xung quanh), tôi thường sử dụng tai nghe của mình cho cả laptop. Khi Apple loại bỏ jack cắm tai nghe, tôi đã nhanh chóng nhận ra rằng, sử dụng chiếc ATH-M50X cùng iPhone mới và chiếc Pavillion 15t của mình sẽ đem đến rất nhiều phiền toái. Bởi vậy, tôi vẫn quyết định ở lại với iPhone 6s. Khi đi tàu xe, tôi dùng M50X với iPhone. Khi làm việc ở công ty, tôi có thể dùng M50X. Nhưng M50X của tôi đã cũ – tôi cũng muốn nâng cấp. Nâng cấp lên tai nghe không dây cũng sẽ là một quyết định hợp lý, bởi tôi có thể kết hợp sử dụng với iPhone dễ dàng hơn. Và thế là tôi nhờ bạn bè mua chiếc Crossfade Wireless đang sale ở Mỹ với giá 180 USD, tức chỉ khoảng 4 triệu đồng. Mức độ cải thiện về âm thanh so với M50X là vừa đủ với khoản giá khá thấp mà tôi bỏ ra. Tai nghe không dây nặng hơn (vì chứa pin) nhưng đó không phải là điểm trừ quá lớn, bởi tôi còn quen sử dụng cả HD600 và Fostex TH600 ở nhà. Chỉ 1 tháng sau, tôi bỗng nhận ra một lợi ích quan trọng khác của tai nghe không dây: tôi ít đau lưng hơn. Sau mỗi ngày làm việc, không còn mệt mỏi nhiều như trước. Tại sao ư? Khi dùng tai nghe có dây với laptop, tôi đã không nhận ra rằng sự vướng víu của chiếc dây đã khiến mình “ì ạch” hơn khi ngồi làm việc. Nhiều khi, vì “tiềm thức” ngại tháo tai nghe mà tôi quyết định ngồi thêm 5, 10 phút thay vì đứng dậy để rót nước, để đi... vệ sinh. Cũng có lúc vì để nghe nốt bài hát hay album mà trì hoãn việc đứng dậy vươn vai. Chuyển sang tai nghe không dây, đi từ chỗ ngồi ra... nhà vệ sinh cũng chẳng bị mất sóng. Nếu khoảng cách xa hơn, tôi đơn giản chỉ cần bỏ tai nghe xuống cổ. Đứng dậy vươn vai, lắc hông cũng không cần bỏ tai nghe. Chỉ một thay đổi nhỏ, tôi đã có thể tận dụng hết lợi ích của chiếc tai nghe mà không phải hứng chịu các vấn đề sức khỏe. Dĩ nhiên, nếu không dùng laptop để nghe nhạc và cắm M50X vào iPhone 6s trong lúc làm việc, tôi cũng sẽ tránh được các vấn đề tương tự. NHƯNG: - Bộ nhớ iPhone dù có cao đến mấy cũng không thể chứa đủ kho nhạc FLAC của tôi. - App Store Việt Nam chưa hỗ trợ các ứng dụng Tidal hay Spotify. - Công ty tôi chỉ cấp tài khoản Wi-Fi cho laptop dùng cho công việc. Với “phát hiện” này, tôi dự định sẽ mua AirPods hoặc một chiếc tai nghe nhỏ nào khác để sử dụng cho công việc: chúng gọn, nhỏ và chắc chắn là thoải mái hơn Crossfade. Hoặc, nếu không mua iPhone mà chuyển sang Pixel, chắc chắn tôi sẽ nhờ mua thêm cả một cặp “bảo bối” Pixel Buds để thử tính năng dịch giọng nói. Nhưng, dù là chuyển sang chiếc điện thoại nào đi chăng nữa, tôi cũng đã “vỡ” ra một điều quan trọng: tôi không còn lý do gì để vương vấn cổng tai nghe trên chiếc iPhone 6s nữa cả. Theo GenK |