Ngày 5/12,ưuhànhtiềngiảtrịgiátỷđồngbịnhânviênngânhàngpháthiệsoi kèo trực tuyến bóng đá TAND TP Hà Nội tuyên phạt các bị cáo Lưu Như Cương (SN 1972, ở quận Long Biên) 20 năm tù; Trần Mạnh Cường (SN 1971, ở quận Ba Đình) 17 năm tù về tội ''Lưu hành tiền giả''. Liên quan đến vụ án, HĐXX tuyên phạt các bị cáo Vũ Thị Nhài (SN 1966, ở tỉnh Bình Thuận), Nguyễn Văn Phương (SN 1964, ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) cùng mức án 12 năm tù; Nguyễn Thị Thúy (SN 1970, ở quận Bình Tân, TPHCM) 14 năm tù về cùng tội danh trên. Trước đó, chiều 18/9/2023, tại Phòng giao dịch Ngân hàng Vietcombank chi nhánh Nam Cao (quận Ba Đình), nhân viên ngân hàng tiếp nhận 2 tờ tiền đô la Singapore mệnh giá 10.000 đô la/1 tờ, do chị Dương Thị Thoa (SN 1983, ở huyện Hoài Đức) mang đến yêu cầu đổi sang tiền Việt Nam đồng. Do nghi vấn tiền giả nên phía ngân hàng trao đổi với chị Thoa về việc còn tiền đô la Singapore để đổi nữa không. Lúc này, chị Thoa gọi cho Phạm Thị Thu Hiền (SN 1989, ở quận Tây Hồ) mang thêm tiền đến đổi. Hiền đi cùng Vũ Lan Anh (SN 1979, ở quận Tây Hồ) đến ngân hàng. Lúc này, có bị cáo Trần Mạnh Cường đứng bên ngoài đưa cho Hiền 98 tờ đô la Singapore mệnh giá 10.000 đô la/1 tờ để vào trong ngân hàng giao dịch đổi sang tiền Việt Nam đồng. Sau khi so sánh, đối chiếu, nhân viên ngân hàng trả lời khách rằng số tiền đô la trên là tiền giả và đã lập biên bản sự việc, báo công an phường đến giải quyết. Căn cứ lời khai của các đối tượng, cơ quan điều tra (CQĐT) xác định, 100 tờ đô la Singapore mệnh giá 10.000 đô la/1 tờ trên là của Trần Mạnh Cường đưa cho các đối tượng để mang đến ngân hàng đổi. Tại CQĐT, Cường khai số đô la Singapore giả nói trên là của bị cáo Lưu Như Cương đưa cho để bán. Cương thừa nhận việc đưa 100 tờ tiền trên cho Cường và còn đưa cho Nguyễn Văn Phương và Vũ Thị Nhài 97 tờ tiền tương tự để giao dịch bán cho Nguyễn Thị Thúy. Về nguồn gốc số tiền đô la Singapore giả, CQĐT xác định, khoảng đầu tháng 4/2022 và tháng 9/2023, tại khu vực gần cửa khẩu Tân Thanh (tỉnh Lạng Sơn), Cương mua của người đàn ông không quen biết gần 2 triệu đô la Singapore giả với giá 10 triệu đồng. Ngày 18/9/2023, Cương trao đổi với Cường về việc mình đang có tiền đô la Singapore và nhờ Cường đổi với mức giá 1 triệu đô la Singapore lấy 12 tỷ đồng. Nếu Cường đổi được nhiều hơn sẽ được hưởng phần chênh lệch. Sau khi nhận 1 triệu đô la Singapore từ Cương, Cường tham khảo trên mạng Internet về cách phân biệt tiền đô la Singapore, tỷ giá của loại tiền này và được biết 1 triệu đô la Singapore có giá trị khoảng 17 tỷ đồng, chênh lệch rất lớn so với giá 12 tỷ đồng mà Cương định bán cho Cường. Vì vậy, Cường nhận thức rằng, số tiền đô la trên là tiền giả. Tuy vậy, Cường đã liên hệ với 2 người đàn ông tên Công và Tuấn để nhờ họ đổi tiền. Hai người này nói có thể giúp đổi 1 triệu đô la Singapore lấy 13 tỷ đồng, hẹn Cường đến Ngân hàng Vietcombank để đổi tiền. Chiều 18/9/2023, Cường đến điểm hẹn gặp ông Tuấn cùng 2 người phụ nữ là Thoa và Hiền. Cường đưa trước cho 2 người phụ nữ 2 tờ tiền giả để mang vào ngân hàng đổi trước. Sau đó hai người phụ nữ đi ra báo là tiền đảm bảo nên Cường đã đưa nốt 98 tờ còn lại để mang vào ngân hàng đổi. Họ không ngờ, phía ngân hàng đã báo cơ quan công an đến giải quyết. Ngoài hành vi trên, Lưu Như Cương còn cùng Nhài, Phương và Thúy lưu hành 97 tờ tiền đô la Singapore giả mệnh giá 10.000. Khi Thúy cầm số tiền giả này đến địa phận tỉnh Quảng Bình thì bị CQĐT kiểm tra, bắt giữ. Cáo trạng xác định, Cương lưu hành 1,97 triệu đô la Siangapore (có giá trị tương ứng với hơn 34 tỷ đồng). Cường lưu hành 1 triệu đô la Singapore giả (có giá trị hơn 17 tỷ đồng). Nhài, Phương, Thúy lưu hành 0,97 triệu đô la Siangapore giả (có giá trị tương ứng hơn 17 tỷ đồng).