Tài xế Grab và Now xếp hàng trong một quán cà phê - Ảnh: H.Đ |
Grab Việt Nam hôm 23/1 thông báo mở rộng thêm 12 tỉnh thành có dịch vụ GrabFood,ộcđuađốttiềnởmảnggiaođồăntạiViệtỷ số 2 trong 1 nâng tổng số lên 15 tỉnh thành khắp Việt Nam. Với con số này, dịch vụ giao đồ ăn của Grab đang phủ rộng nhất so với các nền tảng khác. Đối thủ gần nhất của GrabFood là Now (Now.vn) đang có mặt tại 12 tỉnh thành.
Đi lên từ con số 0 kể từ khi tung dịch vụ vào tháng 6/2018 nên tăng trưởng về số đơn hàng, nhà hàng của GrabFood rất ấn tượng. Grab cho rằng GrabFood là dịch vụ giao nhận đồ ăn có tốc độ phát triển nhanh nhất Việt Nam.
Dù là dịch vụ ra sau nhất nhưng mảng giao đồ ăn đang được Grab đầu tư mạnh mẽ và cố gắng phát triển thị trường càng nhanh càng tốt. Trả lời ICTnews, bà Demi Yu - Giám đốc khu vực của GrabFood tại Thái Lan, Malaysia, Việt Nam và Philippines - cho biết chiến lược tập trung phát triển GrabFood không chỉ có tại Việt Nam mà toàn khu vực.
“Ăn uống và di chuyển là các nhu cầu thiết yếu hàng ngày. Khi đã có lượng khách hàng nhất định ở mảng gọi xe, chúng tôi tận dụng đối tác tài xế để cung cấp thêm dịch vụ giao nhận đồ ăn”, bà Demi Yu nói.
GrabBike, GrabTaxi và GrabExpress đang có mặt tại khoảng 38 tỉnh thành tại Việt Nam, bà Demi Yu cho biết GrabFood sẽ không dừng ở 15 địa phương hiện tại mà sẽ mở rộng ra khắp nơi có GrabBike.
Báo cáo của Euromonitor cho thấy thị trường đặt món trực tuyến ở Việt Nam trị giá khoảng 33 triệu USD trong năm 2018, dự báo đạt hơn 38 triệu USD vào năm 2020. Tốc độ tăng trưởng trung bình của thị trường này là 11%/năm.
Statista, công ty nghiên cứu thị trường của Đức, cho rằng quy mô thị trường giao đồ ăn trực tuyến Việt Nam còn cao hơn, với con số hơn trăm triệu USD trong năm 2019, mức tăng trưởng doanh thu theo năm hơn 30%.
Với quy mô thị trường khá lớn, không khó hiểu khi nhiều startup lớn nhỏ đều đổ xô vào mảng này. Khi vừa đặt chân vào Việt Nam tháng 8/2018, Go-Viet - một công ty con của Go-Jek, đối thủ lớn nhất của Grab ở Đông Nam Á - đã triển khai ngay dịch vụ Go-Food bên cạnh hai dịch vụ chính là Go-Bike (xe máy) và Go-Send (giao hàng).
Go-Viet chọn triển khai giao thức ăn trước cả khi tung dịch vụ gọi xe hơi cho thấy tầm quan trọng thiết yếu của mảng này thế nào. Rõ ràng có nhiều lựa chọn cho khách hàng khi cần gọi xe hơi nhưng cho đến cuối năm ngoái, có lẽ mảng giao đồ ăn mới là mảnh đất màu mỡ chưa được khai thác hết. Đây có lẽ cũng là lý do khiến Grab tích cực đẩy nhanh tiến độ tung dịch vụ giao đồ ăn, mảng kinh doanh mà hãng này chỉ là tay chơi mới.
Grab không chia sẻ cụ thể số lượng tài xế GrabBike nhưng con số ước chừng vào khoảng 150.000 người, cao nhất hiện nay trong các ứng dụng tại Việt Nam. Đây là lợi thế lớn để hãng này tận dụng tài xế vào lực lượng giao đồ ăn. Hãng cho biết thời gian trung bình để giao một đơn hàng vào khoảng 20 phút, như một con số thể hiện lợi thế so với các ứng dụng khác có ít tài xế hơn.
Dù có lượng tài xế lớn và độ phủ rộng, Grab không chia sẻ số nhà hàng hiện có trên GrabFood. Bà Demi Yu cho biết có hàng ngàn, hàng chục ngàn đối tác tham gia nhưng vẫn không tiết lộ số cụ thể.
相关文章:
相关推荐:
0.5116s , 5805.4609375 kb
Copyright © 2025 Powered by Cuộc đua 'đốt tiền' ở mảng giao đồ ăn tại Việt Nam_tỷ số 2 trong 1,Fabet