Chuyên gia VBF:
Tại sao phải mất 30-45 phút qua cửa an ninh sân bay Tân Sơn Nhất?ạisaophảimấsoi cau bong da chinh xac
Khổng Chiêm(Dân trí) - Sân bay Tân Sơn Nhất quá tải, tắc nghẽn khiến người dân phải xếp hàng dài cả tiếng đồng hồ mới qua được cửa an ninh. Nhà đầu tư nước ngoài luôn đặt câu hỏi cho tình trạng này.
Sáng nay (19/8), UBND TPHCM phối hợp với Liên minh diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam (VBF) tổ chức chương trình đối thoại chính sách năm 2024 với chủ đề "Tạo động lực cho tăng trưởng bền vững: Tối ưu hóa kinh tế, công nghệ và năng lượng".
Sự kiện là cơ hội để cộng đồng các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) và lãnh đạo các tỉnh thành khu vực phía Nam trao đổi, giải đáp các thắc mắc nhằm cải thiện về môi trường đầu tư.
Ông Đức Trần, nhóm công tác Đầu tư và Thương mại VBF, đặt vấn đề về chi phí mà doanh nghiệp xuất nhập khẩu phải trả cho logistics (chuỗi cung ứng) tại Việt Nam cao hơn trung bình của thế giới, chiếm 25% GDP. Chi phí vận tải chiếm 30-40% giá thành sản phẩm, cao hơn so với mức 10-20% của thế giới.
Trong khi đó, theo ông, cơ sở hạ tầng giao thông tại TPHCM không đáp ứng sự phát triển. Đường vào cảng Cát Lái và cao tốc Long Thành - Dầu Giây liên tục kẹt xe. Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất quá tải từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài.
"Ngay khi nhà đầu tư bước chân vào Việt Nam, họ thấy cảnh xếp hàng rất dài, mất 30-45 phút, thậm chí 1 giờ đồng hồ mới có thể qua cửa an ninh ở sân bay. Nhà đầu tư nước ngoài khi vào Việt Nam thường đặt câu hỏi tại sao phải xếp hàng chờ lâu thế?", ông Đức Trần nêu.
Do đó, ông Đức Trần cho rằng cần phải cải thiện hạ tầng giao thông, giảm chi phí logistics, phát triển các giải pháp bền vững trong vận tải và logistics xanh.
Đáp lại ý kiến trên, ông Nguyễn Công Hoàn - Phó giám đốc Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất - cho biết hiện nay sức khai thác của sân bay Tân Sơn Nhất đã vượt quá công suất thiết kế. Sân bay này đang phục vụ 41,6 triệu lượt khách mỗi năm, trong khi công suất thiết kế ban đầu chỉ ở mức 28-30 triệu lượt.
Chính phủ đã yêu cầu phát triển các nhà ga, hạ tầng khu vực lân cận. Đối với Tân Sơn Nhất là nhà ga T3, công suất 20 triệu khách mỗi năm, dự kiến khai thác tháng 4/2025. Ngoài ra, Cảng hàng không quốc tế Long Thành cũng dự kiến được đưa vào khai thác năm 2026, có thể cải thiện khả năng phục vụ hành khách qua Tân Sơn Nhất.
Ông Hoàn thừa nhận cơ sở hạ tầng Tân Sơn Nhất hiện tại quá tải, không tránh khỏi hạn chế về vấn đề chất lượng dịch vụ, sự đông đúc vào giai đoạn cao điểm. Tuy nhiên, với sự cải thiện hạ tầng trong các năm tới, ông hi vọng việc phục vụ hành khách sẽ tốt hơn.
Về vấn đề khó khăn trong nhập cảnh, ông nói công an cửa khẩu đã làm việc nỗ lực, cải thiện từng bước trong các năm gần đây. Việc xếp hàng đã được cải thiện bằng cách giăng dây, phân làn, tránh lộn xộn. Sân bay cũng tiến hành thử nghiệm robot tự động để chuyển đổi kỹ thuật số, nhưng đòi hỏi thời gian và dữ liệu thu thập.
Ông cũng trình bày khó khăn lớn nhất với các đơn vị này là hạ tầng nhà ga quốc tế cũng đã khai thác được 16 năm. Vì thế, vị đại diện cho biết sẽ tiếp tục làm việc với công an cửa khẩu và các đơn vị mặt đất để cải thiện tình hình, đáp ứng mong đợi của hành khách khi đến sân bay.
Nhìn nhận vấn đề rộng hơn, ông Võ Văn Hoan - Phó Chủ tịch UBND TPHCM - nói những năm gần đây, giao thông - hạ tầng tại các tỉnh phía Nam đã được đầu tư, cơ bản có kết nối nhưng chưa phát triển nhiều. "Hạ tầng là khâu yếu nhất ở phía Nam, Chính phủ đang quan tâm đầu tư", ông Hoan thừa nhận.
Đại diện TPHCM tin rằng khi hạ tầng được chú trọng, các doanh nghiệp FDI sẽ có cơ hội đầu tư vào vùng này bởi đó là vựa lúa, vựa trái cây lớn nhất cả nước. Tiềm năng đầu tư, phát triển sẽ rất lớn.
Ông Võ Văn Hoan cũng nhấn mạnh miền Tây đang được đầu tư mạnh mẽ hệ thống cảng tại Sóc Trăng, Long An, Tiền Giang, Bến Tre... giúp phát triển giao thông đường thủy. TPHCM cũng xin Trung ương cho phép triển khai Cảng trung chuyển Cần Giờ, có vai trò giao thương lớn trong khu vực Đông Nam Á và thế giới. Dự án này cần nhiều nhà đầu tư lớn tham gia, là cơ hội cho các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm.