Gieo mầm yêu thương
Ghé thăm ngôi nhà cây dừa của mẹ Nguyễn Thị Doan (SN 1969) trong làng trẻ SOS Vinh vào một buổi chiều,ườiphụnữgõcửatráitimnhữngđứatrẻbịbỏrơiởlàsoi kèo mc vs west ham khi mẹ ngồi cùng những đứa trẻ đang chăm chú học bài. Căn nhà tuy nhỏ, nhưng đồ dùng được bày trí rất gọn gàng, là tổ ấm của mẹ Doan và các con.
Mẹ Doan sinh ra trong gia đình có 6 anh chị em ở xã Diễn Phúc, huyện Diễn Châu, Nghệ An. Cũng như nhiều mẹ, dì khác ở làng trẻ em SOS, mẹ chưa lập gia đình. Không chồng, không con, một mình mẹ phải bươn chải đủ nghề để mưu sinh nhiều năm ở miền Nam.
Năm 2014, mẹ Doan được một người bạn giới thiệu và nộp hồ sơ vào làm việc tại làng SOS. Sau nhiều vòng phỏng vấn, mẹ Doan chính thức trở thành một trong những bà mẹ đặc biệt tại nơi đây.
Công việc của mẹ Doan nghe qua có vẻ đơn giản. Đó là làm mẹ. Buổi sáng mẹ đi chợ, mua thức ăn về cho cả gia đình rồi nấu ăn, giặt giũ, nhắc các con học bài.
“Có những ngày tôi tự nấu, cũng có ngày các con phụ giúp. Điều tôi cảm thấy khó và trăn trở nhất là làm sao dạy các con nên người. Mỗi buổi chiều các con đi học về, tôi đều phân công cho các anh chị lớn nấu ăn và học các kỹ năng sống, rèn luyện cho các con dần để sau này ra đời tự tin trong cuộc sống” mẹ Doan tâm sự.
Khi được hỏi vì sao chọn công việc này, mẹ Doan thổ lộ: “Ở bên ngoài có thể kiếm được nhiều công việc lương cao hơn nhưng tôi vẫn chọn gắn bó, làm việc với làng vì yêu thích trẻ nhỏ, một phần mong muốn có một mái ấm gia đình thực sự khi về già, có những đứa con để yêu thương, chăm sóc, quên những tháng ngày hiu quạnh”.
Hiện ngôi nhà mẹ Doan phụ trách gồm 7 người con, 3 trai 4 gái, đứa lớn nhất 16 tuổi, đứa bé nhất 9 tuổi.
Học cách làm mẹ
Mẹ Doan tâm sự: “Những ngày đầu vào làm việc, tôi không biết chăm sóc một đứa trẻ phải bắt đầu như thế nào. Bởi bản thân chưa từng lập gia đình, chưa từng có kinh nghiệm chăm sóc trẻ nhỏ nên tôi đã cố gắng học hỏi từ các cán bộ, các mẹ đã làm việc lâu năm ở đây.
Ngoài việc tham gia lớp tập huấn các kỹ năng do làng SOS tổ chức. Mỗi lúc rảnh rỗi, tôi thường xuyên đọc, tìm hiểu về tâm lý con trẻ qua sách báo, truyền hình để từ đó tìm ra phương pháp nuôi dạy các con sao cho phù hợp với từng lứa tuổi”.
Cũng như nhiều đứa trẻ khác ở đây, các con của mẹ những ngày đầu đến với làng đều không chịu mở lòng. Mỗi đứa trẻ tự thu mình một góc. Mẹ đã kiên trì và dành hết tình yêu thương, sự chân thành của mình để chăm sóc các con.
Cảm nhận được tình thương đó, lâu ngày các con của mẹ cũng đã mở lòng, kể cho mẹ nghe hết gia cảnh. Vì thế, mẹ cũng dần nắm được tính cách của từng đứa con để có thể dạy bảo. Kể từ đó, mẹ con mới gần gũi, yêu thương nhau, các anh chị em trong gia đình cũng gắn bó, chan hòa và đùm bọc nhau.
"Đây là năm thứ 9 tôi nuôi dạy các con rồi, rất nhiều kỷ niệm, những lúc các con ốm đau phải theo các con đi viện để chăm sóc. Chăm con nhỏ rất cực, có khi cả đêm thức trắng vì con khóc, phải hát ru dỗ dành. Lúc các con vui chơi xảy ra đánh nhau, tôi cũng phải tìm ra các biện pháp để dạy và uốn nắn các con có nề nếp” - mẹ Doan chia sẻ.
Khi các con rời vòng tay của mẹ, có cuộc sống ổn định ở bên ngoài, các con vẫn thường xuyên về thăm mẹ. “Có đứa bây giờ đã thành đạt, luôn gọi điện hỏi thăm tình hình sức khoẻ, mỗi lần về vẫn hay tặng hoa, tặng quà cho tôi”.
Đó là niềm hạnh phúc của một người mẹ. Dù tuổi đã cao, sức khỏe yếu dần, nhưng mỗi lần các con có việc như sinh đẻ, mẹ Doan đều không quản ngại bắt xe đi hàng nghìn km để chăm sóc.
Ông Lê Bá Lương - Giám đốc Làng trẻ em SOS Vinh cho biết, làng trẻ được xây dựng, đi vào hoạt động từ năm 1992. Hiện làng nuôi dưỡng 177 đứa trẻ (là các con bị bỏ rơi; mồ côi hoặc mồ côi một phần), có tất cả 15 bà mẹ, mỗi bà mẹ có khoảng 8 đến 12 đứa con.
Ngoài ra, còn có các dì sẵn sàng làm thay các mẹ mỗi lúc cần, các con được chăm sóc tại đây theo mô hình gia đình thay thế. Mô hình này giúp các con có được một không gian, môi trường sống giống như trong một gia đình thực sự.
Kim Chi
相关文章:
相关推荐:
0.676s , 7538.984375 kb
Copyright © 2025 Powered by Người phụ nữ gõ cửa trái tim những đứa trẻ bị bỏ rơi ở làng SOS_soi kèo mc vs west ham,Fabet