Do thời gian sử dụng đã lâu,àcổTrầnHưngĐạocólailịchnhưthếnàroma vs juventus ngôi số 1 của nhà cổ 107 Trần Hưng Đạo bị hư hỏng nặng có nguy cơ sụp đổ, úng ngập toàn bộ tầng hầm, Tổng công ty ĐSVN đã có nhiều văn bản báo cáo UBND thành phố Hà Nội cho phép phá dỡ để xây dựng trụ sở mới.
Xung quanh sự cố sập ngôi biệt thự Pháp cổ tại khu nhà 107 Trần Hưng Đạo, chiều 23/9, Tổng công ty ĐSVN cho biết, khu nhà 107- Trần Hưng Đạo nằm trong quần thể khu vực ga Hàng Cỏ (nay là ga Hà Nội), được thực dân Pháp khởi công xây dựng năm 1900, hoàn thành năm 1905 và giao cho Công ty hoả xa Vân Nam trực tiếp quản lý, khai thác.
Ngày 15/11/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 05/SL về việc huỷ bỏ quyền quản lý, khai thác của Công ty hoả xa Vân Nam; Sắc lệnh cũng quy định các đường xe lửa cùng tất cả những động sản, bất động sản phụ thuộc đường sắt đều là của công, giao Bộ Giao thông công chính (nay là Bộ Giao thông vận tải) trực tiếp là Nha Hoả xa Việt Nam tổ chức quản lý, khai thác thống nhất cùng một chế độ với đường sắt Hà Nội- Sài Gòn.
Từ tháng 12/1946 đến tháng 7/1954 là thời gian bị tạm chiếm, ngành đường sắt Việt Nam cùng với nhân dân Thủ đô tạm thời vận chuyển máy móc, thiết bị ra vùng tự do để kháng chiến.
Hiện trường vụ sập nhà 107 Trần Hưng Đạo. (Ảnh: Xuân Phú) |
Hoà bình lập lại, ngày 20/9/1954, bộ máy tiếp quản đường sắt được hình thành cùng với Uỷ ban Quân quản thành phố Hà Nội, tiếp nhận lại toàn bộ cơ sở vật chất liên quan đến ngành đường sắt- trong đó có khu vực ga Hàng Cỏ.
Ngày 6/4/1955, Tổng cục Đường sắt (thuộc Bộ Giao thông công chính) được chính thức thành lập tiếp tục tiếp nhận, quản lý và sử dụng ổn định khu vực ga Hàng Cỏ (trong đó có khu nhà 107- Trần Hưng Đạo) cho đến ngày nay, không có tranh chấp khiếu kiện với tổ chức, cá nhân nào.
Về hiện trạng sử dụng khu nhà 107 Trần Hưng Đạo, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cho biết, khu đất 107- Trần Hưng Đạo có diện tích đất 2.800,4 m2, gồm 7 ngôi nhà với tổng diện tích sàn xây dựng 2.669 m2.
Ngôi 1: (nhà 2 tầng + 1 tầng hầm), diện tích xây dựng 643 m2, trong đó, 500 m2 là trụ sở làm việc của Ban Quản lý dự án Đường sắt khu vực I thuộc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam; 143m2 cho cán bộ công nhân viên (CBCNV) bố trí làm nhà ở (có hợp đồng thuê nhà với Công ty Quản lý phát triển nhà Đường sắt, nay là Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng giao thông vận tải).
Ngôi 2 đến ngôi 6 (được xây dựng từ những năm 1970), có diện tích xây dựng 907m2, diện tích sàn xây dựng 1.323 m2, được bố trí làm nhà ở của CBCNV (có hợp đồng thuê nhà).
Ngôi 7: nhà cấp 4, diện tích xây dựng 60m2, diện tích sàn xây dựng 60m2, Bệnh viện giao thông vận tải mượn làm phòng khám đa khoa. Hiện nay, Tổng công ty đã có văn bản yêu cầu trả lại cho Đường sắt trước ngày 10/8/2015.
Theo Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, do thời gian sử dụng ngôi nhà đã lâu, công trình (ngôi số 1) bị hư hỏng nặng có nguy cơ sụp đổ, úng ngập toàn bộ tầng hầm, do đó Tổng công ty đã có nhiều văn bản báo cáo UBND, các cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội cho phép di dời các hộ gia đình trong khuôn viên 107 và phá dỡ để xây dựng trụ sở làm việc của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam.
Tuy nhiên, đến ngày 20/9/2013, Bộ Tài chính đã thống nhất để Tổng công ty “giữ lại tiếp tục làm trụ sở làm việc theo quy hoạch của thành phố, liên hệ với Sở Xây dựng thành phố Hà Nội để được xác lập quyền sở hữu Nhà nước theo quy định của pháp luật”.
Theo đơn vị này, trong thời gian sử dụng, Tổng công ty ĐSVN đã thực hiện việc cải tạo, sửa chữa chống sập, dột nhưng không làm ảnh hưởng tới kết cấu tòa nhà. Cụ thể: Chống sập sàn tầng 1, trần tầng 2 hội trường; Thay thế cửa tầng 2 nhà hội trường; Xây dựng hệ thống trạm bơm thoát nước, chống úng ngập tầng hầm.
“Hiện nay các cơ quan chức năng đang tiến hành điều tra làm rõ nguyên nhân sự cố sập nhà. Tuy nhiên nguyên nhân bước đầu được xác định là do tòa nhà đã qua nhiều năm sử dụng đã xuống cấp và thời tiết mưa liên tục những ngày gần đây cũng khiến tòa nhà bị thấm nước, giảm khả năng chịu lực”, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cho biết.
Theo Infonet
Sập biệt thự: Trách nhiệm thuộc cơ quan sử dụng(责任编辑:Cúp C1)