Trong năm 2015,ộiphạmmạngđangpháttriểncáccôngnghệvàchiếnthuậtngàycàgiải hạng 2 anh bxh chúng ta đã chứng kiến nhiều cuộc tấn công mạng nghiêm trọng trên thế giới nhằm vào các tổ chức như Sony Pictures, Nhà Trắng, trang web Ashley Madison và thậm chí cả FBI. Các sự cố an ninh mạng đã tăng 38% so với năm 2014, trong khi gần một triệu các mối đe dọa từ các phần mềm độc hại mới được phát hành mỗi ngày. Chi phí cho các cuộc tấn công mạng sử dụng mã độc tốn khoảng 300 tỷ đến 1 nghìn tỷ đô-la mỗi năm, các vụ xâm phạm dữ liệu trung bình mất 154 đô-la Mỹ cho mỗi vụ, trong khi chi phí trung bình cho một vụ xâm phạm dữ liệu mất gần 4 triệu đô-la (Nguồn: Cyberark). Những con số này cho thấy một thực trạng đáng báo động về việc người dùng máy tính ngày càng gặp khó khăn trong việc đảm bảo an toàn khi trực tuyến.
Thách thức an ninh mạng không hề ngoại lệ đối với Việt Nam. Tại Việt Nam, cùng với sự phát triển mạnh mẽ ứng dụng công nghệ thông tin, các cuộc tấn công, xâm nhập trái phép vào hệ thống mạng của các cơ quan nhà nước, các tổ chức, doanh nghiệp để phá hoại hoặc thu thập lấy cắp thông tin ngày càng gia tăng. Theo VNCERT (Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam), tính từ tháng 12 năm 2014 đến tháng 12 năm 2015, Trung tâm này đã ghi nhận được tổng số 31.585 sự cố an ninh thông tin tại Việt Nam, gồm 5.898 sự cố tấn công lừa đảo, 8.850 sự cố tấn công thay đổi giao diện và 16.837 sự cố cài mã độc. Trước những con số đáng báo động trên, việc giám sát an ninh cũng như triển khai các giải pháp bảo mật đang trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.