Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa tổ chức hội thảo khoa học ngành Ngân hàng với chủ đề “Hành lang pháp lý cho ngân hàng số tại Việt Nam” với mục tiêu nhận diện,ânhàngvàcôngtyFintechViệtphảicógiảiphápđểkhôngtụthậutrongnềntàichínhsốbxh saudi division 1 thời cơ và thách thức của việc phát triển ngân hàng số tại Việt Nam.
Thông tin từ cổng thông tin NHNN, trong một thập niên qua thế giới đã chứng kiến sự phát triển bùng nổ công nghệ số làm thay đổi mạnh mẽ cách thức vận hành của hầu hết các lĩnh vực trong đời sống xã hội cũng như thói quen và hành vi của con người. Lĩnh vực tài chính, ngân hàng cũng không ngoại lệ. Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin hiện nay đang hình thành nên ngân hàng số - xu hướng mới cho ngân hàng bán lẻ tương lai, mang đến những cơ hội mới cho các ngân hàng thương mai nhưng cũng đặt ra những thách thức cần phải vượt qua cho các quản lý.
Phát biểu khai mạc hội thảo Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Kim Anh nhấn mạnh: “Kỷ nguyên số của nhân loại đang diễn ra một cách mạnh mẽ, kế tiếp là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) với những công nghệ đặc trưng như: Internet kết nối vạn vật, Bigdata, điện toán đám, trí tuệ nhân tạo (AI), in 3D, Blockchain… Những khái niệm về kinh tế số, ngân hàng số hoặc công nghệ tài chính (Fintech) đã trở thành những thuật ngữ từng bước phổ biến của giới kinh doanh, người dân và các nhà quản lý.
Số hóa mọi giao dịch trong hoạt động ngân hàng đã tạo ra bước đột phá của ngành dịch vụ tài chính trong thế kỷ XXI. Số hóa đang làm thay đổi cấu trúc ngành dịch vụ tài chính, có thể ảnh hưởng đến vai trò độc tôn trung gian của các định chế tài chính truyền thống (các ngân hàng); công nghệ đã sáng tạo ra nhiều kênh cung cấp sản phẩm dịch vụ tài chính đến mức đơn giản (chỉ cần cái chạm tay, nhấp chuột, hay một mã vạch) đã có thể thực hiện giao dịch; sản phẩm dịch vụ tài chính cũng được thiết kế trên nền tảng công nghệ một cách đơn giản hơn như gọi vốn, cho vay ngang hàng, thanh toán di động... Giao dịch ngân hàng, tài chính trên môi trường mạng, môi trường di động sẽ nhanh chóng giúp hàng triệu người lần đầu tiên được tiếp cận dịch vụ tài chính, không chỉ dịch vụ thanh toán, mà còn các dịch vụ khác như tiết kiệm, đầu tư, bảo hiểm và vay vốn với tốc độ nhanh hơn nhiều so với mô hình tài chính truyền thống”.
Theo đó, Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Kim Anh mong muốn tại Hội thảo này, các nhà khoa học, nhà quản lý, chuyên gia tập trung thảo luận, giải quyết 3 nhóm vấn đề chính đó là: Khoảng trống về mặt pháp lý cho việc cung cấp dịch vụ ngân hàng số tại Việt Nam nhằm đảm bảo tính bảo mật, bảo vệ thông tin cá nhân; phòng chống gian lận trong kinh doanh... Trong đó, chú ý đến vấn đề về xác thực khách hàng trên nền tảng kỹ thuật số (eKYC/digital KYC); tính pháp lý của văn bản số và chữ ký số trong thời đại ngân hàng số; giám sát các hoạt động ngân hàng và phòng chống rửa tiền.
Đề xuất cơ chế, chính sách quản lý ngân hàng số làm cơ sở cho các ngân hàng thương mại triển khai digital banking, bao gồm các khía cạnh như: hướng hoàn thiện khuôn khổ chính sách hiện tại phù hợp với bối cảnh hiện nay; cách thức thử nghiệm các khuôn khổ chính sách mới; cũng như nâng cao năng lực quản lý và giám sát của NHNN và các cơ quan có liên quan đối với lĩnh vực ngân hàng số.