Sản xuất bẩn để tạo xe điện sạch tại Indonesia_tphcm vs nam định

  发布时间:2025-01-10 03:19:58   作者:玩站小弟   我要评论
Tin thể thao 24H Sản xuất bẩn để tạo xe điện sạch tại Indonesia_tphcm vs nam định。

Giữa những ngày đầu tháng 3 ngột ngạt,ảnxuấtbẩnđểtạoxeđiệnsạchtạtphcm vs nam định một nhóm phụ nữ ngồi tụm năm tụm ba dưới mái hiên của một cửa hàng gỗ tại làng chài Kurisa, thuộc đảo Sulawesi – một hòn đảo phía Đông Borneo, Indonesia. Người cầm cốc nước đá trên tay, người lại đang ẵm đứa con nhỏ trong lòng, nhưng dường như ai nấy cũng đều nặng trĩu trong lòng, bởi dạo này không còn cá để đánh bắt.

“Việc đánh bắt cá từ biển không còn đủ để trang trải cuộc sống nữa”, một người phụ nữ thở dài. “Kurisa sắp chết rồi”.

Những ngôi làng bị ảnh hưởng bởi hoạt động khai thác và chế biến niken (Ảnh: Rest of World)

Kurisa là quê hương của người Bugis Wajo và họ đã an cư lập nghiệp tại làng chài này từ nhiều thế hệ. Cuộc sống thường nhật của họ đã từng êm ả trôi qua, khi những người đàn ông căng buồm ra khơi để đánh bắt cá còn những người phụ nữ ở lại vun vén và chăm sóc cho đàn con thơ.

Một ngư dân ở đây tiếc nuối: “Khi còn là thiếu niên, tôi được đắm mình trong những làn nước trong vắt, chơi trốn tìm trong những rặng san hô”. Nhưng tất cả đã trở thành dĩ vãng khi các tập đoàn lớn bắt đầu xây dựng các nhà máy chế biến niken ở khu vực gần đó.

Các nhà máy liên tục mọc lên như nấm (Ảnh: Rest of World)

Cách làng chài Kurisa vài trăm mét là một nhà máy than cung cấp năng lượng cho khu công nghiệp Morowali Indonesia (IWIP) – một khu liên hợp công nghiệp khổng lồ được quản lý bởi liên doanh Trung Quốc – Indonesia. Các nhà máy khai thác và chế biến niken ở đây đã cung cấp lượng niken khổng lồ, cần thiết cho quá trình chế tạo pin xe điện. Người dân cho hay các hoạt động của IWIP đã khiến nguồn nước bị ô nhiễm nặng nề, bắt đầu từ năm 2015.

Nguồn nước bị ô nhiễm nặng nề (Ảnh: (Ảnh: Rest of World)

“Trước đây chúng tôi có thể nhìn thấy một cây kim ở đáy, nhưng giờ thì, tất cả chỉ toàn là bùn”, một người dân chỉ vào vùng nước đục ngầu bên cạnh. Họ cũng cho hay nhiệt độ của nước trong khu vực đã tăng lên đáng kể do chất thải từ hệ thống làm mát của nhà máy than gần đó. Chính vì thế, “lũ cá đã phải bỏ chạy”.

Cùng với Australia, quốc đảo Indonesia là nơi có trữ lượng niken lớn nhất hành tinh. Trong nhiều thập kỷ, quốc gia này có ngành xuất khẩu niken phát triển. Tuy nhiên, hiện nay Indonesia đã ngừng xuất khẩu nhiên liệu niken thô. Thay vào đó, quốc gia này đặt mục tiêu và tham vọng vào một ngành công nghiệp mới hơn – xe điện.

Indonesia đặt mục tiêu giữ vững vị trí quan trọng của mình trong chuỗi sản xuất xe điện toàn cầu, với sự giúp đỡ của đối tác đầy tiềm lực – Trung Quốc. Thay vì sản xuất niken thô, các công ty Trung Quốc đang hợp tác với các công ty Indonesia để xuất khẩu niken tinh chế.

Những con đường phủ đầy bụi bặm (Ảnh: Rest of World)

Nhưng trong lúc Indonesia mơ ước trở thành “mắt xích” quan trọng trong ngành công nghiệp xe điện thì những người dân làng chài lại đang kêu cứu khi phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường. Ngành chế biến niken liên quan đến sản xuất xe điện đang tàn phá môi trường sống cũng như là mối đe dọa đối với đất đai và sinh kế của những người dân nơi đây.

Một người phụ nữ với khuôn mặt khắc khổ cay đắng nói “Chúng tôi không ăn cá nữa, chúng tôi ăn than”.

IWIP hiện đã “nuốt chửng” gần hết làng Fatufia – cách Kurisa khoảng 3 đến 4 km về phía Tây Bắc và một phần của Laboto – một ngôi làng cách đó 8 km về phía Nam. Từng được bao quanh bởi rừng rậm, Fatufia giờ đây lại vô cùng bụi bặm. Người dân nơi đây không thể mở cửa chính và cả cửa sổ, dù chỉ trong vài giờ nếu không muốn đồ đạc trong nhà phủ đầy bụi bặm.

Than đá là nguồn năng lượng chính của khu công nghiệp IWIP – nơi cần tới 9 triệu tấn than đá mỗi năm để cung cấp năng lượng cho các nhà máy. Khi khu công nghiệp IMIP dần mở rộng hơn, các băng chuyền than đá cũng xuất hiện dày đặc. Những băng chuyền này được xây dựng giống như hàng chục cây cầu trên cao, mỗi ngày đều làm nhiệm vụ vận chuyển than từ cơ sở này sang cơ sở khác ở trong IWIP.

Bọn trẻ ở Labota mỗi ngày đều cắp sách đến một ngôi trường nằm ngay dưới một băng chuyền như vậy. Một trường học khác gần đó thậm chí còn được đặt ngay cạnh nhà máy than đang hoạt động.

Băng chuyền than đá xuất hiện ở khắp mọi nơi (Ảnh: Rest of World)

Phó hiệu trưởng của trường học này cho hay, kể từ khi nhà máy hoạt động, bọn trẻ bị mắc bệnh hô hấp nhiều hơn. “Ngay cả khi vào ban đêm, nếu mở cửa, chúng tôi vẫn có thể ngửi thấy mùi khói”. Các nhà máy chế biến niken tại IWIP đang gây ô nhiễm không khí do thải ra khí lưu huỳnh dioxit và tro than – những thứ cực kì có hại nếu hít phải.

Không chỉ đối mặt với những ô nhiễm về nguồn nước, đất và không khí, người dân xung quanh khu vực này còn bị tra tấn bởi tiếng ồn. Aswin - một chủ tiệm rửa xe máy nhỏ ở Labota vô cùng bực tức khi thường xuyên bị đánh thức bởi tiếng khoan ầm ĩ trong lúc công nhân dựng cọc nâng đỡ cho băng chuyền.

Việc khoan đục diễn ra cả ngày lẫn đêm khiến anh và những người cùng làng không thể chịu đựng được và quyết định đối đầu với các công nhân. “Họ nói rằng chúng tôi đang cản trở hoạt động của công ty nhưng thực chất, chúng tôi chỉ muốn biết tại sao họ đột nhiên xây dựng những thứ này mà không có bất kì thông báo nào cho người dân địa phương”. Không chỉ bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn, Aswin và những người cùng làng còn phải chịu đựng bụi bặm khi những chiếc xe tải chở quặng đi qua. “Tôi không còn cảm thấy thoải mái khi sinh sống trên chính quê hương mình nữa”.

Muhammad Taufik – giám đốc của JATAM - tổ chức tập trung vào môi trường và nhân quyền cho hay ông cùng tổ chức của mình sẽ thúc đẩy chính phủ Indonesia đánh giá lại các chính sách phát triển xe điện cũng như các ngành liên quan.

Ông cho hay, mặc dù sản phẩm cuối cùng là xe điện thân thiện với môi trường nhưng quy trình sản xuất của nó thì không. “Các quy trình sản xuất các bộ phận và chi tiết trên xe điện hầu hết vẫn sử dụng năng lượng hóa thạch như nhà máy nhiệt điện than”, ông nói.

Nhiều người dân ở các khu vực xung quanh còn lên tiếng tố cáo các công ty trong IWIP cố tình chèn ép họ khi họ không bán đất. Sigoro – một người dân tại đây cho hay đại diện của IWIP đã gõ cửa nhà anh ấy hơn 10 lần để thuyết phục ông bán đất. Sau khi ông từ chối, con trai của ông đã bị đuổi việc khỏi một căng tin thực phẩm thuộc IWIP. Việc IWIP gây áp lực và buộc người dân phải bán đất của họ để mở rộng nhà máy là điều không còn xa lạ ở nơi đây. Thậm chí, có những người còn bị đe dọa bằng lời nói khi từ chối bán đất.

Những chiếc xe chở than đá hoạt động cả ngày lẫn đêm (Ảnh: Rest of World)

Hoạt động trồng trọt của người dân cũng bị ảnh hưởng nhiều vì hoạt động của IWIP. “Khu đất nông nghiệp rộng 2 héc-ta của tôi đã bị phá hủy nhưng đến giờ vẫn chưa nhận được tiền bồi thường”, một cư dân 35 tuổi cho hay. “Tất cả chúng tôi đều đang cảm thấy bi quan với cuộc sống này”.

Câu chuyện hiện tại của Indonesia không khác mấy so với những gì đã từng diễn ra tại các quốc gia có nhiều nguyên liệu sử dụng trong sản xuất pin xe điện. Trước đó, cư dân địa phương ở Chile, Argentina, Congo và nhiều nơi khác cũng đã lên tiếng về sự phá hoại môi trường và điều kiện làm việc nguy hiểm hay bóc lột sức lao động tại các nhà máy sản xuất pin xe điện.

Ở Nam bán cầu – nơi cung cấp hầu hết các nguyên liệu thô cho pin xe điện, nhu cầu xe điện ngày càng tăng cũng làm sâu sắc thêm những bất công hiện có trong ngành khai khoáng. Và những khu vực khai thác và sản xuất khoảng sản đất hiểm tại đây đều chủ yếu do các doanh nghiệp Trung Quốc thống trị.

Tại Chile, hoạt động khai thác khoáng sản lithium đã làm nảy sinh những tranh cãi về việc sử dụng nước và quyền lợi của người dân bản địa. Ở Corgo, việc khai thác coban – sử dụng làm pin lithium-ion đã gây ra mức độ phóng xạ vượt chuẩn khiến nhiều người dân buộc phải di dời.

Trở lại với Indonesia, Trung Quốc hiện cũng đang kiểm soát tới 61% tổng sản lượng niken, trong khi các doanh nghiệp nhà nước của Indonesia chỉ kiểm soát 5%. Vai trò của Trung Quốc trong việc khai thác và chế biến niken tại Indonesia khá nổi trội so với các quốc gia đối tác khác.

Cuộc sống của người dân bị ảnh hưởng nặng nề (Ảnh: Rest of World)

Ahmad Redi, chuyên gia về luật khai thác và tài nguyên thiên nhiên tại Đại học Tarumanagara tin rằng sự thống trị của Trung Quốc có thể ví như một con dao hai lưỡi. Một mặt, nó giúp tăng thu nhập cho quốc gia và tăng trưởng kinh tế địa phương tại Indonesia. Tuy nhiên, mặt khác, nó có thể biến niken của Indonesia trở thành một con "tốt thí" trong chương trình công nghiệp hóa lớn hơn của Trung Quốc. “Điều này đồng nghĩa với việc Indonesia không thể đạt được tiềm năng kinh tế và giá trị gia tăng tối đa”, ông cho hay.

Ngoài ra, các nhà đầu tư Trung Quốc không phải là những người có mối quan tâm cao đến môi trường. “Thiệt hại về môi trường và xung đột xã hội sẽ khiến Indonesia chịu tổn thất lâu dài”, Ahmad khẳng định.

Minh Nhật (Theo Rest of World)

Mặt tối phía sau ngành công nghiệp triệu đô pin xe điện: Có đáng để đánh đổi?Không chỉ môi trường mà những người lao động và người dân tại "thủ phủ niken" của Indonesia đang kêu cứu trước những tác hại khôn lường từ quá trình khai thác và tinh chế niken sử dụng trong pin xe điện.

相关文章

最新评论