- Ngày 25/10,ộtrưởngGiáodụccầnlàmgìsaubỏphiếutínnhiệđội hình borussia mönchengladbach gặp vfb stuttgart sau kết quả lấy phiếu tín nhiệm, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT nói rằng đây là động lực để bản thân ông và toàn ngành cố gắng hơn nữa, có nhiều giải pháp quyết liệt hơn nữa. Nói tại một toạ đàm, một Vụ trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương cho rằng thách thức lớn nhất của giáo dục bây giờ là niềm tin của xã hội. Nếu được "tạm ứng lòng tin", Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ sẽ phải cố gắng làm gì?
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ trong một phiên giải trình tại Quốc hội. |
TS. Lê Viết Khuyến – nguyên Vụ phó Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD-ĐT): Cần bản lĩnh và quyết đoán
Do thể chế nên ngành giáo dục phân ra rất nhiều mảnh khác nhau. Ví dụ như mảng dạy nghề thì lại là Bộ Lao động - Thương Binh và Xã hội quản lý. Nghiên cứu khoa học lại thuộc quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ.
TS. Lê Viết Khuyến |
Hay như chuyện gian lận thi cử, đã giao cho địa phương chủ trì nhưng khi xảy ra sự cố thì Bộ GD-ĐT lại phải chịu trách nhiệm.
Cho nên, nếu trong thể chế như hiện nay mà quy cho Bộ trưởng phải chịu trách nhiệm những bê bối về giáo dục thì là không công bằng lắm.
Với giáo dục, để cho ra được kết quả cần đòi hỏi thời gian, chứ không như xây một cây cầu, một căn nhà.
Chuyện đổi mới thi cử giảm thiểu tốn kém và căng thẳng, theo tôi, Bộ đang đi đúng hướng.
Việc xây dựng chương trình giáo dục phổ thông mới bước đầu đã có kết quả. Còn kết quả sau cùng như thế nào còn cả một chặng đường dài cần chờ đợi, chứ không thể nhìn thấy ngay được. Nếu sức ép xã hội lớn quá, mà tư lệnh ngành không đủ bản lĩnh thì sẽ dẫn đến “đẽo cày giữa đường”, làm hỏng chủ trương.
Hay như tự chủ đại học cũng là một chủ trương đúng nhưng đi có đúng đường hay không và có mang về kết quả hay không thì còn phải chờ đợi. Tôi lo ngại trước những ý kiến và đánh giá rất khác nhau của dư luận, tư lệnh ngành có đủ bản lĩnh, vững tâm vượt qua được hay không.
Tuy nhiên, cũng có một việc có lẽ Bộ trưởng chưa làm thật tốt. Đó là nếu chỉ dựa vào đội ngũ tham mưu của mình ở cơ quan Bộ thì không đủ, mà phải huy động trí tuệ của cả xã hội.
Bộ trưởng cần lắng nghe ý kiến của các chuyên gia, những người am hiểu. Đừng nghĩ người ta chống đối mình. Họ sẵn sàng đóng góp trí tuệ vì sự nghiệp giáo dục.
Bản lĩnh cao nhất của một chính khách là phải biết sử dụng rộng rãi ý kiến của các chuyên gia và biến những ý kiến đó thành sự quyết đoán của mình.
Còn ở trong nội bộ, nếu để xảy ra chuyện bỏ đội ngũ cũ để thay bằng ê-kip thân cận của mình thì cũng là điều không nên.
Theo tôi, Bộ trưởng phải lấy ý kiến tham mưu của những người hiểu biết và rất thực tâm với giáo dục dù họ có thể nói những lời gay gắt. Đội ngũ tham mưu, giúp việc của Bộ trưởng cũng phải có thái độ như thế.
Tôi không quá lo ngại về kết quả tín nhiệm này, nhưng tôi chờ xem Bộ trưởng thể hiện bản lĩnh như thế nào trong thời gian tới.
TS. Đặng Văn Định – Trưởng ban Nghiên cứu và Phân tích chính sách, Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam, nguyên Phó chánh văn phòng Hội đồng Giáo dục quốc gia: Quan trọng là ý chí của Bộ trưởng
Nếu so sánh với ngành y tế - cùng là 2 lĩnh vực xã hội và có sự nhạy cảm, thì Bộ trưởng Bộ Y tế có những cách làm rất hay, được người dân cũng như ĐBQH nhìn thấy kết quả cụ thể.
Suy cho cùng, giải quyết công việc phải đi vào cuộc sống, tác động hằng ngày với người dân.
So với kinh nghiệm của Bộ trưởng Y tế thì Bộ trưởng GD-ĐT chỉ mới vào cuộc và phải giải quyết những vấn đề cực kỳ hóc búa lâu nay trong ngành. Những vấn đề đã xới đi xới lại nhiều năm nay rồi mà bây giờ động vào thì cực kỳ khó. Điều quan trọng là nhận biết, ý chí và hành xử của Bộ trưởng đối với những vấn đề lớn của giáo dục mà thực tiễn đã kiểm chứng, Đảng đã chỉ đạo tại Nghị quyết 29 và phù hợp với xu thế chung của thế giới.
Chính kiến của Bộ trưởng sẽ đưa ông về gần các cử tri và đại biểu quốc hội.
Ông Lê Trường Tùng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Trường ĐH FPT: Giáo dục cần chiến lược lâu dài, không phải giải quyết các sự cố phát sinh.
Ông Lê Trường Tùng |
Với những sự việc xảy ra trong giáo dục như gian lận thi cử; kết quả xét GS-PGS, quá tải lớp học phổ thông, chương trình phổ thông, sách giáo khoa… chắc chắn Bộ trưởng GD-ĐT sẽ không được tín nhiệm cao.
Đánh giá người đứng đầu một ngành thực ra là đánh giá tình hình của ngành trong thời gian qua.
Kết quả bỏ phiếu tín nhiệm cho thấy có khoảng cách lớn giữa kỳ vọng của người dân và hiện trạng giáo dục hiện nay.
Nhưng cần nhìn nhận rằng ở những lần bỏ phiếu tín nhiệm trước chưa bao giờ ngành giáo dục được tín nhiệm cao. Lần này, số phiếu tín nhiệm thấp có giảm đi, số phiếu tín nhiệm cao tăng lên đã có khởi sắc.
Không phải cứ ngành không tốt là bộ trưởng bị đánh giá thấp mà trách nhiệm này là cả một bề dày quá khứ, lịch sử. Việc đơn giản nhất để cải thiện tín nhiệm, lấy lại niềm tin của nhân dân đối với người đứng đầu ngành giáo duc là ngành phải tốt lên. Tất nhiên, nói thì dễ làm rất khó và cần có thời gian. Người dân trông đợi vào một chiến lược phát triển rõ ràng, với các kết quả cụ thể, hàng năm, chứ không phải là dồn quá nhiều nguồn lực để giải quyết các sự cố phát sinh.
Cuối cùng, giáo dục là quốc sách hàng đầu, không thể xem đây là việc của Bộ GD- ĐT và người đứng đầu Bộ.
Ông Phạm Thái Sơn, Phó trưởng Phòng đào tạo Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm: Trách nhiệm của Bộ trưởng không phải nhận lỗi mà hành động mạnh mẽ
Cần nhìn nhận khách quan rằng, trong thời gian qua giáo dục đã có nhiều tiến bộ.
Ông Phạm Thái Sơn |
Trước hết là quan điểm tự chủ đại học - tư duy tiến bộ này đã tạo điều kiện để giáo dục đại học phát triển.
Thứ đến là chương trình phổ thông mới với những thay đổi căn bản về nội dung và phương pháp. Chương trình đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp được đưa vào chương trình cũng là một tiến bộ đáng ghi nhận….
Tín nhiệm Bộ trưởng GD-ĐT thấp là động lực để ngành giáo dục phấn đấu hơn nhưng trách nhiệm này không phải một mình Bộ trưởng mà còn cả hệ thống giáo dục, các thầy cô giáo, các cán bộ quản lý giáo dục.
Tuy nhiên, với vai là người lãnh đạo ngành, Bộ trưởng cần xem lại cách thức lãnh đạo như không để những vấn đề bức xúc diễn ra thường xuyên; không phải nhận lỗi, rút kinh nghiệm mà là hành động mạnh mẽ; Không sửa đổi những sai lầm trong giáo dục bằng cách tư duy cũ.
Bộ trưởng muốn người dân ủng hộ thì đừng rút kinh nghiệm nữa mà hãy hành động ngay, giải quyết những vấn đề bức xúc một cách quyết liệt hơn nữa.
GS Nguyễn Đức Dân: Ai ngồi vị trí này cũng sẽ tín nhiệm thấp
GS Nguyễn Đức Dân |
Tín nhiệm thấp cho Bộ trưởng GD-ĐT chứng tỏ giáo dục không đáp ứng được mong mỏi của nhân dân nhưng bất kỳ ai “ngồi” vào vị trí lãnh đạo ngành này cũng sẽ nhận kết quả như vậy.
Như vậy, vấn đề không phải là cá nhân Bộ trưởng mà là đường lối giáo dục.
Để khôi phục niềm tin có lẽ điều đầu tiên là cần chính sách giáo dục hợp lý lâu dài.
Đối với cá nhân Bộ trưởng, cần có những thay đổi căn bản với vai trò là người đứng đầu ngành giáo dục.
Thầy giáo Nguyễn Viết Đăng Du, Tổ trưởng môn Lịch Sử, Trường THPT Lê Quý Đôn, TP.HCM: Học một ngày cùng học sinh, Bộ trưởng sẽ hiểu giáo dục cần gì
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ có tín nhiệm thấp chỉ là sự đánh giá thấp của Quốc hội với riêng cá nhân Bộ trưởng trong vấn đề lãnh đạo giáo dục.
Ông Nguyễn Viết Đăng Du |
Cách làm đơn giản nhất khi có phiếu tín nhiệm thấp có lẽ là từ chức, thể hiện sự dũng cảm và tạo tiền lệ cho các vị lãnh đạo khác. Cách làm khó khăn hơn là tiếp tục vượt qua dư luận, tập trung giải quyết các vấn đề nan giải của giáo dục như kì thi tốt nghiệp, mở rộng việc viết sách giáo khoa, cải thiện đời sống giáo viên - giáo dục vùng sâu vùng xa.
Thay đổi trong giáo dục không thấy ngay hiệu quả nhưng quyết tâm thay đổi thì có thể thấy ngay khi Bộ trưởng nhận nhiệm vụ.
Trung thực, cởi mở, dấn thân phải là tiêu chí làm việc cho tất cả những người đang lãnh đạo giáo dục.
Cần quán triệt, không ai có thể làm giàu vật chất từ giáo dục và nếu muốn làm giàu thì đừng mang tư tưởng đó vào giáo dục.
Tôi chỉ mong Bộ trưởng hãy xuống các trường phổ thông các cấp, thử học một ngày cùng học sinh, giảng 1 bài như một giáo viên để hiểu bây giờ giáo dục đang cần gì.
Lê Huyền - Nguyễn Thảo (Ghi)
Ngồi "ghế nóng", có nhiều vấn đề bức xúc như Bộ trưởng GD&ĐT, GTVT khó được phiếu tín nhiệm cao.