Hà Tĩnh làm phần mềm hỗ trợ trả trợ cấp cho người khó khăn vì Covid_đội hình atalanta gặp empoli
Chính phủ ngày 9/4/2020 đã ban hành Nghị quyết 42 về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19. Tiếp đó,àTĩnhlàmphầnmềmhỗtrợtrảtrợcấpchongườikhókhănvìđội hình atalanta gặp empoli ngày 24/4 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định 15 quy định việc thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19. Các chính sách hỗ trợ của nhà nước nhằm chia sẻ khó khăn, bảo đảm cuộc sống của nhân dân, người lao động cả nước, góp phần ổn định xã hội.
Giao diện trang thông tin kinh phí hỗ trợ người dân tỉnh Hà Tĩnh bị ảnh hưởng dịch Covid-19. (Ảnh chụp màn hình) |
Để hỗ trợ Sở LĐTB&XH tỉnh Hà Tĩnh trong việc tổ chức thực hiện Nghị quyết 42 của Chính phủ và Quyết định 15 của Thủ tướng Chính phủ, từ trung tuần tháng 4/2020, Sở TT&TT Hà Tĩnh đã giao Phòng CNTT trực tiếp làm việc với Sở LĐTB&XH, đồng thời phối hợp với Công ty cổ phần Phần mềm Mây Việt xây dựng phần mềm hỗ trợ nghiệp vụ và cổng thông tin công khai, minh bạch kịp thời danh sách từng người dân được hưởng chính sách, kết quả thực hiện chi trả trên mạng Internet tại địa chỉ https://nq42cp.hatinh.gov.vn.
Cụ thể, hệ thống phần mềm hỗ trợ này giúp giải quyết tốt một số vấn đề, trong đó có việc rà soát danh sách, lọc, cảnh báo các đối tượng có thể được hưởng đồng thời nhiều hơn một chính sách, giúp Sở LĐTB&XH làm tốt hơn công tác rà soát, thẩm định danh sách.
Cùng với đó, hệ thống cũng hỗ trợ cập nhật, công khai, minh bạch danh sách người dân dược duyệt hưởng chính sách và kết quả chi trả hàng giờ trên địa bàn toàn tỉnh; cho phép mọi người có thể dễ dàng tra cứu thông tin.
Đồng thời, hỗ trợ cán bộ ngành LĐTB&XH cấp các cấp xã, huyện, tỉnh thực hiện báo cáo trực tuyến và chủ động kết xuất đầy đủ các báo cáo hàng ngày theo mẫu biểu quy định.
Hệ thống phần mềm nghiệp vụ và Cổng thông tin kinh phí hỗ trợ người dân tỉnh Hà Tĩnh bị ảnh hưởng dịch Covid-19 theo Nghị quyết 42 của Chính phủ đã được đưa chạy thử nghiệm từ ngày 27/4/2020 và áp dụng chính thức từ 30/4/2020 đến nay.
Đại diện Cục Tin học hóa, Bộ TT&TT đánh giá: “Bằng việc ứng dụng hệ thống phần mềm hỗ trợ chi trả theo Nghị quyết 42, Sở LĐTB&XH tỉnh Hà Tĩnh đã đẩy nhanh quá trình rà soát chống trùng các đối tượng được hưởng, kịp thời công khai minh bạch thông tin kết quả chỉ trả, đồng thời giảm tải quá trình tổng hợp báo cáo từ cấp xã lên cấp tỉnh và báo cáo Bộ LĐTB&XH hàng ngày về kết quả chi trả. Qua đó, giúp ngành LĐTB&XH thực hiện nhiệm vụ chính trị được chính xác, hiệu quả hơn, minh bạch hơn”.
Từ thực tế ứng dụng hiệu quả tại địa phương mình, Sở TT&TT Hà Tĩnh đã giao Phòng CNTT phối hợp với các cơ quan liên quan để thực hiện chia sẻ thông tin và chuyển giao miễn phí hệ thống phần mềm hỗ trợ này cho các tỉnh, thành phố trong cả nước.
Đến nay, các tỉnh, thành phố như Hải phòng, Phú Thọ, Bắc Ninh, Thái Bình, Đồng Tháp, Hoà Bình đã cài đặt chuyển giao phần mềm. Một số tỉnh khác như Cần Thơ, Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai... đang trong quá trình chuẩn bị hạ tầng để tiếp nhận chuyển giao hệ thống.
Theo chia sẻ của đại diện Sở TT&TT Hà Tĩnh, thời gian vừa qua, song song với việc Sở này triển khai chuyển giao hệ thống phần mềm hỗ trợ chi trả trợ cấp cho người dân gặp khó khăn do Covid-19, Sở LĐTB&XH tỉnh cũng đã phối hợp chia sẻ kinh nghiệm sử dụng phần mềm cho các cán bộ LĐTB&XH các tỉnh trong quá trình chuyển giao.
Liên quan đến công tác triển khai các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, trong công điện ngày 9/5/2020, Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH đã đề nghị Chủ tịch các UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đẩy mạnh việc xử lý hồ sơ đề nghị hỗ trợ qua dịch vụ công trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia. Việc này nhằm rút ngắn thời gian xử lý, tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng trong quá trình xác nhận và phê duyệt hồ sơ đề nghị hỗ trợ.
Phát biểu tại hội nghịgiữa Thủ tướng với các doanh nghiệp ngày 9/5 vừa qua, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết, từ ngày 12/5/2020, Cổng dịch vụ công quốc gia sẽ cung cấp thêm 6 dịch vụ công trực tuyến hỗ trợ các đối tượng gặp khó khăn do đại dịch Covid-19.
Các dịch vụ gồm: Hỗ trợ người lao động tạm hoãn hợp đồng lao động hoặc nghỉ việc không hưởng lương; Hỗ trợ người sử dụng lao động vay vốn để trả lương, ngừng việc đối với người lao động; Kê khai, gia hạn nộp thuế doanh nghiệp; Kê khai, gia hạn nộp thuế cá nhân; Tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất; Tiếp nhận, xử lý phản ánh các kiến nghị trong thực hiện hỗ trợ người dân, doanh nghiệp gặp khó khăn do đại dịch Covid-19.
Các dịch vụ công trực tuyến nêu trên sẽ hỗ trợ cho 4 triệu đối tượng người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, sẽ rút ngắn thời gian thực hiện từ 6-10 ngày làm việc với từng đối tượng so với cách triển khai trực tiếp.
Đồng thời, thông qua kênh tiếp, phản ánh, kiến nghị, Cổng dịch vụ công quốc gia sẽ hỗ trợ Mặt trận tổ quốc Việt Nam các cấp giám sát việc thực hiện các gói hỗ trợ của nhà nước theo Nghị quyết 42 của Chính phủ và Quyết định 15 của Thủ tướng Chính phủ.
Vân Anh