Kiến nghị có một kỳ họp chuyên đề về dự án Luật Đất đai sửa đổi_kết quả bóng đá granada
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải phát biểu điều hành phiên họp.
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 4,ếnnghịcómộtkỳhọpchuyênđềvềdựánLuậtĐấtđaisửađổkết quả bóng đá granada Quốc hội khóa XV, sáng 14-11, Quốc hội thảo luận tại Hội trường về dự án Luật Đất đai (sửa đổi).
Nhiều đại biểu cho ý kiến về vấn đề thu hồi đất, bởi gần 70% trong tổng số khiếu nại, tố cáo liên quan đến lĩnh vực đất đai và thu hồi đất.
Đại biểu Tô Văn Tám (Kon Tum) cho rằng việc sửa đổi Luật Đất đai là rất cần thiết, thu hồi đất luôn là vấn đề phức tạp, nhạy cảm, được sự quan tâm của toàn xã hội, liên quan đến mọi mặt đời sống kinh tế-xã hội và mọi người dân.
Báo cáo thường niên của Chính phủ cho thấy khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai, việc thu hồi đất để phát triển kinh tế-xã hội chiếm gần 70% trong tổng số khiếu nại, tố cáo.
"Người dân có thể chấp nhận hy sinh quyền lợi hoặc chịu thiệt quyền lợi nếu việc thu hồi đất đó cho mục đích quốc phòng, an ninh hoặc phát triển kinh tế cho lợi ích của cộng đồng, lợi của Nhà nước nhưng sẽ không chấp nhận việc thu hồi đất chỉ mang lại lợi ích cho cá nhân hoặc nhóm người nhưng lại áp giá đền bù thấp mang tính áp đặt, hay tạo kẽ hở trục lợi, lợi ích nhóm," đại biểu cho ý kiến.
Theo đại biểu Tô Văn Tám, việc sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai cần làm rõ nội hàm của việc thu hồi đất cho phát triển kinh tế vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng. Tuy nhiên, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng thường không cố định; do đó, tiềm ẩn nhiều nguy cơ xung đột, nhiều nguy cơ lạm quyền gây bức xúc trong nhân dân.
Đại biểu đề nghị tiếp cận theo hướng: Những dự án vì mục đích quốc phòng, an ninh, những dự án phát triển kinh tế-xã hội mang tính chiến lược, quy định sự phát triển một vùng, một khu vực, một tỉnh hoặc của cả nước hoặc các công trình công cộng thì thu hồi.
Các dự án phát triển kinh tế đơn thuần, thương mại theo quy hoạch mang lại lợi ích chủ yếu cho nhà đầu tư sẽ thương lượng với người dân để mua lại hoặc thỏa thuận góp vốn bằng quyền sử dụng đất.
Đại biểu Trần Nhật Minh (Nghệ An) quan tâm tới các trường hợp nhà nước thu hồi đất. Đại biểu cho rằng đây là một trong lĩnh vực có nhiều khiếu nại, do các quy định liên quan đến lĩnh vực này còn bất cập, chưa giải quyết được mối quan hệ hài hòa giữa nhà nước, chủ đầu tư và người sử dụng đất.
Đại biểu chỉ rõ Điều 86 của dự thảo Luật có quy định về thu hồi đất để phát triển kinh tế-xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng. So với Luật hiện hành, quy định có phạm vi mở rộng hơn, nhưng chưa rõ ràng về mục đích, chưa nổi bật tiêu chí trường hợp thật cần thiết phải thu hồi. Vì vậy, cơ quan soạn thảo cần tiếp tục nghiên cứu, xem xét thêm về nội dung này.
Đại biểu đề nghị cần làm rõ các điều kiện, tiêu chí cụ thể của các dự án phát triển kinh tế-xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng so với các dự án vì lợi ích kinh tế thuần túy, làm rõ phương án bồi thường đất thỏa đáng để đảm bảo việc thu hồi đất, đặc biệt là ở khu đô thị, khu dân cư diễn ra minh bạch, công bằng.
Đại biểu Phan Thái Bình (Quảng Nam) cho rằng thể chế, chính sách phải trên tinh thần tự thỏa thuận giữa doanh nghiệp và người dân trong việc quyết định quyền sử dụng đất (giao cho doanh nghiệp hay góp vốn, định giá).
Tuy nhiên, phải thống nhất một mức giá theo quy định của nhà nước, để đảm bảo sự công bằng, minh bạch; đồng thời, cần quan tâm đến cơ chế và kiểm soát thỏa thuận này.
Về định giá đất, đại biểu Phan Thái Bình nêu quan điểm, xác định định giá đất tiếp cận với giá thị trường - đây là điều rất khó, cần phải quy định thể chế thật kỹ về tiêu chí, điều kiện, có căn cứ pháp lý, căn cứ thực tiễn, cơ sở để tham khảo từ Hội đồng định giá để đảm bảo định giá sát với giá thị trường.
Đối với áp giá đền bù, đại biểu đánh giá cao cách tiếp cận đó là khi đền bù nhà cửa trên đất, đền bù theo đơn giá xây dựng mới. Đây là một cách tiếp cận rất tiến bộ và cần phát huy và quy định chặt chẽ trong Luật nội dung này.
Đối với quy định về giá đất, đại biểu Đặng Bích Ngọc (Hòa Bình) nêu rõ trên thực tế, tình trạng tiêu cực, tham nhũng trong việc định giá đất tại một số địa phương một phần do những bất cập trong việc xác định bảng giá đất. Tính minh bạch, khách quan, chính xác của bảng giá đất là vấn đề rất quan trọng, góp phần định giá đất cụ thể.
Do đó, đại biểu đề nghị cần có tổ chức độc lập, chuyên nghiệp trong việc xây dựng bảng giá đất đảm bảo công khai, minh bạch, tránh tiêu cực khi xây dựng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt bảng giá đất hằng năm.
Đề nghị một kỳ họp chuyên đề về dự án Luật Đất đai sửa đổi
Đóng góp vào dự án Luật Đất đai sửa đổi, đại biểu Trần Văn Khải (Hà Nam) nhất trí với nội dung được trình bày tại Tờ trình của Chính phủ. Theo đại biểu, nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp đang đặt niềm tin rất lớn vào Quốc hội; đồng thời cũng đòi hỏi rất cao về chất lượng, tiến độ sửa đổi Luật Đất đai lần này nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, giải quyết được các bức xúc của nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp, kiến tạo phát triển kinh tế-xã hội, tạo động lực đưa đất nước ta trở thành nước phát triển những năm tới.
Trước yêu cầu trên, đại biểu Trần Văn Khải đề nghị Quốc hội xem xét tổ chức một kỳ họp chuyên đề để thảo luận sâu về dự án Luật vô cùng quan trọng này.
Theo đại biểu Vũ Tiến Lộc (Hà Nội), sửa đổi Luật phải tạo động lực phát triển kinh tế-xã hội, phát triển cộng đồng doanh nghiệp. Ngoài ra, khi sửa đổi Luật Đất đai, phải rà soát sự chồng chéo với các luật khác, tránh trường hợp khi sửa đổi Luật Đất đai vẫn phải sửa đổi nhiều luật, hoặc Luật Đất đai được thông qua nhưng các luật khác lại gặp nhiều cản trở trong việc thực thi.
Tại phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho biết Luật Đất đai là một đạo luật rất quan trọng, phức tạp, giữ vai trò căn bản trong hệ thống pháp luật về đất đai, có mối quan hệ và ảnh hưởng sâu sắc đến việc thực thi các chính sách quy định trong rất nhiều luật khác.
Đây cũng là luật tác động đến mọi mặt của đời sống kinh tế-xã hội, tới tất cả các tổ chức và người dân. Việc sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai là nhiệm vụ trọng tâm của công tác xây dựng pháp luật trong nhiệm kỳ, dự kiến phải 3 kỳ họp để có thời gian rà soát kỹ lưỡng với tinh thần vì lợi ích quốc gia, dân tộc, cộng đồng doanh nghiệp và người dân./.
Theo TTXVN
本文地址:http://pro.rgbet01.com/html/906d498981.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。