- Đánh giá cao quyết định lui thời gian trình đề án đổi mới chương trình và sách giáo khoa của Bộ GD-ĐT,ùiđềántỷBộGiáodụcđãdámsửkqbd nhat ban các chuyên gia giáo dục cũng đặt tiếp vấn đề: Những người làm chính sách có thực lòng muốn sửa? Sáng nay, 25/4, Bộ trưởng GD-ĐT Phạm Vũ Luận cho biết cần thời gian nghiên cứu về kinh phí thực hiện việc đổi mới chương trình và sách giáo khoa nên chưa trình dự án này ra Quốc hội tháng 5 tới. Cụ thể, Bộ GD-ĐT đã xin ý kiến và được Thủ tướng đồng ý xin rút nội dung thảo luận về báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết về đối mới chương trình-SGK giáo dục phổ thông ra khỏi chương trình làm việc lần 6 của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội. Về cơ bản, theo Bộ trưởng Luận, đề án đổi mới đã được chuẩn bị cơ bản đầy đủ, riêng vấn đề kinh phí không trình được lần này vì phải có ý kiến thẩm định của Bộ Tài chính và các bộ liên quan, sau đó là ý kiến của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội. Đánh giá cao quyết định lui thời gian trình đề án đổi mới chươngtrình và sách giáo khoa của Bộ GD-ĐT, các chuyên gia giáo dục cũng đặttiếp vấn đề: Những người làm chính sách có thực lòng muốn sửa? VietNamNetghi lại ý kiến của các chuyên gia giáo dục trước quyết định này. TS Giáp Văn Dương (người xây dựng cổng giáo dục điện tử trực tuyến Giapschool):Nhà làm chính sách phải đi trước dư luận TS Giáp Văn Dương: Công cuộc đổi mới căn bản toàn diện giáo dục là cơ hội đưa hệ thống giáo dục của chúng ta rẽ sang bước ngoặt “Học như thế nào?” và hướng đến “Học để làm gì?”. Ảnh: Lê Anh Dũng Ngay sau khi biết thông tin đề án 34 nghìn tỷ đồng đổi mới chương trình-SGK, tôi đã có ý kiến rằng Bộ cần dừng đề án này để hoàn thiện hơn và trình Quốc hội vào lần sau, vì đề án còn quá nhiều bất cập. Nếu Bộ cứ quyết tâm trình dự thảo trong lần họp này thì chính Bộ đang chạy theo bệnh thành tích, một căn bệnh mà Bộ đang hô hào loại bỏ. Qua quyết định của Bộ GD-ĐT, tôi thấy dư luận có vai trò nhất định. Tôi đánh giá cao việc lui thời gian trình đề án lần này của Bộ. Nhưng nếu cứ hành xử như cách này (để sự việc xảy ra rồi lo dập đi) thì quá lo ngại. Nhà làm chính sách phải đi trước dư luận. Chạy theo dư luận có khác nào đẽo cày giữa đường. Với giáo dục, không phải có tiền là có kết quả. Trong giáo dục, con người mới là linh hồn của mọi hoạt động giáo dục, cũng là điểm khởi đầu và đích đến của giáo dục. Không xoáy vào trọng tâm này thì thì dù có đổ ra bao nhiêu tiền cũng không giải quyết được vấn đề. Đề án đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục này đã được trình Quốc hội lần 1 vào tháng 5/2011, với mức kinh phí đề xuất lên đến 70 nghìn tỉ đồng. Dự thảo đó đã bị Quốc hội bác. Về kinh phí, cái thay đổi lần này của Bộ là giấu số tiền đó đi. Bị truy vấn mới lộ ra. Phần xây dựng cơ sở vật chất cũng cắt bỏ đi, để giảm bớt 35 nghìn tỉ so với đề xuất trước. Theo TS Giáp Văn Dương, trọng tâm của giáo dục là việc học chứ không phải việc dạy. Để tổ chức tốt việc học thì cần phải làm rõ được ba câu hỏi: Học cái gì? Học như thế nào? Học để làm gì?. Ảnh minh họa: Văn Chung Giáo dục được ví như đang bước vào “trận đánh lớn”, nhưng chưa đánh đã loạn, mỗi người một ý, giải trình lung tung, thông tin mập mờ, đến mức Bộ trưởng phải nhận sai. Theo tôi, trọng tâm của giáo dục là việc học chứ không phải việc dạy. Để tổ chức tốt việc học thì cần phải làm rõ được ba câu hỏi: Học cái gì? Học như thế nào? Học để làm gì?.Trong đó, “Học để làm gì?” là câu hỏi quan trọng nhất vì trả lời được câu hỏi này thì hai câu hỏi kia sẽ tự động được trả lời. Càng lên cao, “Học để làm gì?” càng quan trọng. Lịch sử giáo dục Việt Nam hàng nghìn năm qua cho thấy giáo dục chỉ giải quyết câu hỏi “Học cái gì?”, tiêu biểu là học thuộc tứ thư ngũ kinh thời Nho giáo. Đến nay, ta vẫn đang dừng lại ở tư duy đó. Công cuộc đổi mới căn bản toàn diện giáo dục là cơ hội đưa hệ thống giáo dục của chúng ta rẽ sang bước ngoặt “Học như thế nào?” và hướng đến “Học để làm gì?”. Bộ GD-ĐT nói mục tiêu chương trình mới tiếp cận năng lực. Nhưng điều này mâu thuẫn với việc chuẩn bị của Bộ bởi khi đã tiếp cận năng lực thì SGK không phải là vấn đề trọng tâm mà phương pháp dạy và học mới là quan trọng. Dạy thế nào, học thế nào, chứ không phải dạy cái gì, học cái gì. Nếu cứ khăng khăng đổ tiền làm lại SGK, chưa kể quy trình làm SGK còn nhiều bất cập, thì vẫn giậm chân tại chỗ trong tư duy giáo dục. Thực chất chỉ là bình mới rượu cũ. Cải cách giáo dục chỉ có thể thành công khi những người làm giáo dục hình dung được rõ ràng phẩm tính của sản phẩm đầu ra, tức con người mà hệ thống giáo dục đào tạo nên, xem đó là con người gì: con người tự do đầy sáng tạo hay con người công cụ chỉ biết vâng lời; và viễn tượng về một xã hội mà tất cả mọi người đều muốn sống trong đó: dân chủ hay chuyên chế, khai phóng hay áp đặt. Những hình dung này phải được khái quát thành triết lý, ngắn gọn, dễ truyền thông, để tất cả mọi người trong xã hội đều hiểu được và hướng đến. Chỉ khi đó cải cách giáo dục mới thành công. Nhưng rất tiếc, điều này vẫn vắng bóng trong đề án đổi mới giáo dục lần này. Vì thế, cơ hội thành công là rất nhỏ. TS Nguyễn Kim Quang: Trong điều kiện kinh tế của đất nước, dự án phải thực sự hiệu quả. Cái gì cần làm nên làm, cái gì không cần thì hạn chế, tránh việc vẽ vời tốn kém ngân sách của nhà nước. TS Nguyễn Kim Quang(Phó hiệu trưởng ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM): Tâm huyết thì phải làm ngay Nếu đề án là vấn đề tâm huyết, cần thiết Bộ phải bắt tay thực hiện ngay, không nên hoãn. Có lẽ tại thời điểm hiện tại, Bộ GD-ĐT rút đề án do cảm thấy nhất thời, chưa chu đáo trong khâu chuẩn bị. Để thực hiện một đề án mới phải rút kinh nghiệm từ những đề án trước đây. Phân tích chi tiết cái cũ hay, dở thế nào, đã đạt đến mục tiêu gì, không thể nói một cách chung chung. Nếu xây dựng đề án cập rập, vội vàng, để đối phó với những tồn trước mắt đề án sẽ không đạt được hiệu quả, thậm chí rơi vào phá sản. Dù sao, cũng phải hoan nghênh Bộ có những mong muốn (ước mơ) để đổi mới ngành mình. Tuy nhiên, nếu Bộ cho rằng đề án này mới chỉ đưa ra chủ trương, chưa xin tiền là Bộ chưa nghiên cứu mục tiêu tương lai- đối với một vấn đề phải chi tiết và khoa học. Đặc biệt trong điều kiện kinh tế của đất nước, dự án phải thực sự hiệu quả. Cái gì cần làm nên làm, cái gì không cần thì hạn chế, tránh việc vẽ vời tốn kém ngân sách của nhà nước. TS Lê Viết Khuyến, Nguyên Vụ phó Vụ GD Đại học (Bộ GD-ĐT):Bộ có thực sự cầu thị? Có thể coi đây là thắng lợi của dư luận, không thể để đất nước lãng phí vì những chuyện tiêu tốn số tiền khổng lồ như vậy. Việc rút chưa thảo luận để hoàn thiện về nội dung kinh phí của đề án mà Bộ trưởng Phạm Vũ Luận trình bày cho thấy Bộ đã biết sai. Tôi lo và thực tế là có nhiều góp ý xác đáng nhưng Bộ đã bỏ ngoài tai. Tôi thông cảm Bộ trưởng có nhiều việc. Nhưng chuyên viên, người tham mưu cho Bộ trưởng sự cầu thị thể hiện không cao, áp lực dư luận khi việc đã vỡ ra buộc Bộ phải chấp nhận thay đổi thôi. Tiến sĩ Vũ Thị Phương Anh (Phó Giám đốc Trung tâm Bồi dưỡng và Hỗ trợ chất lượng giáo dục, Hiệp hội các trường ngoài công lập): 'Bộ không nhìn thấy điều dân nhìn thấy" Tôi không dám lạm bàn về kinh phí 34.000 tỷ vì nó quá lớn, nếu nói đủ hay không đủ phải biết Bộ định làm cái gì, có cần thiết hay không. Tuy nhiên nếu Bộ “đổ” kinh phí này vào làm SGK là một sự tốn kém vì sách giáo khoa không phải là trung tâm của cải cách. Thậm chí, Nhà nước không cần bỏ tiền vào vấn đề sách giáo khoa. Nếu Bộ đổ tiền vào đây người dân sẽ nghi, chắc chắn sẽ có sự tiêu cực, độc quyền. Tốt nhất vấn đề này, Nhà nước nên giao lại cho tư nhân, nhà nước chỉ làm khung. Ở các nước khác tư nhân làm rất nhiều, họ làm đa dạng nên phù hợp với nhiều nhóm đối tượng. Nhà nước làm chỉ phù hợp với một nhóm đối tượng duy nhất. Hơn nữa việc giao viết sách cho các chuyên gia- chuyên gia không phải là học sinh, chuyên gia có thể họ hiểu biết về nguyên tắc, quy chuẩn nhưng cách triển khai phù hợp với từng loại học sinh cụ thể thì họ không làm được. Vì chuyên gia viết sách rất hàn lâm và học sinh không học được. Về vấn đề Bộ tạm hoãn đề án này, ở mức tin tưởng, thiện chí nhất, thì đây được xem là sự hạn chế tầm nhìn, Bộ không nhìn thấy cái dân nhìn thấy nên đưa ra, dân không đồng ý lại rút.