Sau hai năm nghỉ ngơi,ôngchỉlàbộphimhoạthìnhđơnthuầnmàcòntuyệtvờihơnthếlich epl mảng phim hoạt hình của Disney đã khởi động vào đầu 2016 với Zootopia và khép lại hai tháng cuối bằng Moana – kể về nàng công chúa da màu được sinh ra và lớn lên tại một hòn đảo tại Thái Bình Dương.
Khi nhìn vào tựa đề cũng như biểu tượng lâu đài của Disney hiện ra trong poster, teaser, trailer hoặc mở đầu của bộ phim, hẳn nhiều người sẽ nghĩ rằng đó chỉ đơn thuần là một cỗ máy in tiền đang hoạt động hết công sức trong dịp lễ Giáng sinh cận kề. Và một số khác, sẽ nghĩ rằng bộ phim chỉ thoả mãn được phần nào trí tưởng tượng phong phú của những bé gái luôn ước mình được đội vương miện trên đầu.
Tuy nhiên, phải có lý do gì để Disney vẫn luôn giữ vững được vị thế của một ông lớn của ngành công nghiệp điện ảnh suốt hàng thập kỷ qua. Và Moana chính là câu trả lời không thể hoàn hảo hơn dành cho những ai đang hoài nghi về giấc mơ cổ tích mà hãng đang truyền tải.
Một bài ca về tuổi trẻ, khát vọng và trách nhiệm nhưng không phải là một câu chuyện tình!
Có rất nhiều tác phẩm trước của Disney cũng như vô số các bom tấn trong thời gian gần đây đã rơi vào cảnh “tầm thường hóa” các nhân vật nữ chính. Trong một kịch bản phổ thông, người phụ nữ trung tâm thường bị tước mất quyền tự chủ và rồi lạc vào vòng xoáy âm mưu của cánh mày râu. Hoặc khi nhìn vào quyển catalog của Disney, thật khó để tìm ra một nàng công chúa Disney nào không đem lòng yêu một anh hùng để cuộc đời mình được cứu chuộc khỏi kiếp sống buồn tẻ.
Thế rồi Moana xuất hiện. Đó không phải là câu chuyện về cô gái trẻ được nâng niu bởi người hùng.
Thực tế, tất cả lại diễn ra theo hướng trái ngược hoàn toàn. Sự lãnh đạm của các nhà làm phim với chuyện tình cảm nam nữ trong Moana đã được bày tỏ khá rõ ràng ngay từ đầu. Sẽ không có một anh hùng cứu mỹ nhân nào cả mà chỉ có một cô gái trẻ đang giằng xé giữa mong muốn trở thành người lãnh đạo của ngôi làng, với khát vọng khám phá những giới hạn mới vượt khỏi hòn đảo bé nhỏ quê nhà và hành trình của một phụ nữ trẻ dám bước ra để khám phá thế giới bao la.
Công chúa không cần hoàng tử, hoặc thậm chí không cần là công chúa!
Thay vì để người dẫn truyện định nghĩa mình thông qua những người đàn ông bên cạnh, Moana đã tự viết nên câu chuyện của riêng mình để trở thành một tác phẩm ca ngợi nữ quyền của Disney. Sẽ có nhiều khán giả bất ngờ biết Moana không có cha là một ông vua đại diện cho một vương quốc hay chính xác hơn, nàng không phải là một công chúa.
Chúng ta có Frozen và trước đó là một số phim như The Princess and the Frog hay Tangled – những di sản của Disney từng được ca ngợi về việc phá bỏ các quy chuẩn cũ về các công chúa. Tuy nhiên ngoại trừ Zootopia của năm nay, hầu hết cốt truyện của các phim họat hình này vẫn quy về cái lõi là chuyện tình yêu và tình yêu là thứ cứu vớt người con gái khỏi vòng lặp nhàm chán của cuộc đời. Trong Frozen, nhân vật nam chính ban đầu đã bị thay thế bằng nhân vật nam phụ về sau như muốn nhắn nhủ nữ chính chỉ có được hạnh phúc nếu cô ấy tìm thấy người đàn ông chân chính của cuộc đời.
Moana đã đặt ra định nghĩa hạnh phúc được viết nên bởi một cá nhân độc lập, biết cân bằng giữa cuộc sống, công việc, gia đình và lúc nào cũng phơi phới khát vọng phiêu lưu hơn là dành cho tình yêu trai gái. Xuyên suốt thời lượng gần 2 tiếng đồng hồ, Moana không hề đưa ra bất cứ lời hô hào thái quá nào cũng như cố gắng chứng minh nó là một tác phẩm nữ quyền. Bởi đơn giản, Moana – tên gọi của nữ chính trong phim, cũng chỉ là một cô gái biết yêu thương, trân trọng và nâng niu chính bản thân mình.
Bộ phim hiện đang được công chiếu tại các rạp trên toàn quốc với tên gọi Hành trình của Moana.
Kaito