Trận dịch Covid-19 bùng phát tại Hải Dương vào dịp giáp Tết Tân Sửu và diễn tiến kéo dài khiến gia đình anh N. T. C. lâm vào khốn khó. Là một thợ sửa chữa máy xúc,ảnhbáomùacovidChiêulừacũngườinhẹdạvẫndíbxh châu á thu nhập trước đó cũng đủ chi tiêu, nhưng dịch bệnh ập đến khiến anh không thể lo liệu cuộc sống.
Tháng 4 vừa rồi, anh C. muốn có thêm vốn để làm ăn, vừa hay thông qua mạng xã hội, anh đọc được quảng cáo vay tiền lãi suất 0%, không cần thế chấp tài sản. Anh chủ động liên hệ để tìm hiểu.
Anh C. chia sẻ với VietNamNet: “Đầu tiên, họ yêu cầu tôi cung cấp số điện thoại, hình ảnh chứng minh nhân dân. Khi thấy tôi có vẻ ngần ngại, họ lại nói về tiện ích của khoản vay. Nào là không phải trả lãi, không cần thế chấp, sau khi rút hết tiền trong thẻ, mỗi tháng tôi chỉ cần đóng 2.080.000 đồng, trong vòng 24 tháng. Tính ra còn chưa tới 50 triệu đồng. Thêm nữa, qua tài khoản zalo của người đó, tôi nhìn thấy hình ảnh đúng là chụp ở ngân hàng nên tin tưởng”.
Kẻ lừa đảo đưa tên Ngân hàng Thương mại Phương Đông nhằm lấy lòng tin của "con mồi". |
Chiếc ví da dùng để hợp thức hóa khoản thu COD 1.815.000 đồng. |
Sau khi anh C. chấp thuận khoản vay, vài ngày sau anh nhận được gói bưu phẩm được gửi qua đường bưu điện, hình thức giao hàng thu tiền (COD). Bên ngoài bưu phẩm ghi chú loại hàng hóa vận chuyển là “ví da”. Anh C. phải đóng 1.815.000 đồng để nhận.
Bên trong gói bưu phẩm, có 1 tờ “Văn bản khách hàng” tương tự hợp đồng cho vay tiền; 1 tờ “Giấy xác nhận phê duyệt thu chi khách hàng”; 1 tấm thẻ ghi “Phiếu tham gia ưu đãi” và 1 chiếc ví da.
Một Nghị định "trên trời" được kẻ lừa đảo đưa vào thỏa thuận để qua mắt người dân. |
Điều đáng chú ý, trong tờ “Văn bản khách hàng”, kẻ lừa đảo còn đưa ra một Nghị định “trên trời” để khách hàng nhẹ dạ tin tưởng và đóng tiền. Mặc dù anh C. cũng cảm thấy chưa hợp lý, nhưng dưới miệng lưỡi vừa ngọt, vừa xảo quyệt của chúng, anh phải tặc lưỡi “thử” tiếp.
“Chúng dọa rằng hồ sơ của tôi đã được duyệt, nếu không đóng khoản phí ấy thì sẽ bị đưa vào nợ xấu. Tôi còn tính sau này dịch dã ổn định thì sẽ mở rộng kinh doanh nên e ngại. Dân thường ít học mà, tôi nào đã nghe đến những thủ đoạn lừa đảo này đâu”, anh C. giãi bày.
Thế nhưng, sau khi đã đóng tiền, anh C. nhiều lần liên hệ lại, yêu cầu bên vay giải ngân nhưng không được mới biết đã bị lừa. Anh tìm theo địa chỉ ghi trên bưu phẩm, nhưng đó vốn dĩ là “địa chỉ ma”, số điện thoại cũng không liên lạc được. Sau cùng, anh chấp nhận mất oan gần 2 triệu đồng.
Sau khi đã đóng tiền phí, anh C. chờ đợi là những lời hứa lần lữa, và kết cuộc là chặn cuộc gọi. |
Anh C. chia sẻ, trong thời điểm dịch Covid-19 quay lại ác liệt hơn, có nhiều người sẽ lâm vào khó khăn, túng quẫn, dễ làm liều. Anh hy vọng câu chuyện của mình có thể cảnh tỉnh cho mọi người.
Độc giả có những câu chuyện, tình huống cần cảnh báo, xin gửi phản ánh đến báo VietNamNet: [email protected] . Trân trọng cảm ơn |
Khánh Hòa
Báo VietNamNet nhận được phản ánh của bạn đọc về tình trạng một nhóm lừa đảo đăng hình ảnh, clip về những đứa trẻ đã mất lên mạng xã hội, nhằm trục lợi tiền ủng hộ của các nhà hảo tâm nhẹ dạ.