Chiều 18/3,ộtrưởngBùiThanhSơnChuyệnchuyếnbaygiảicứulàsựkiệnrấtđauxókeo 88 Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục thực hiện phiên chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực ngoại giao.
Tại phiên chất vấn, đại biểu Hoàng Đức Thắng (Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Trị) nêu rõ, thời gian vừa qua, còn tồn tại tình trạng bất cập, hạn chế trong công tác cán bộ ngành Ngoại giao. Đại biểu đề nghị Bộ trưởng Ngoại giao nêu ý kiến và đề ra biện pháp để ngăn chặn những tiêu cực trong nội bộ ngành.
Trả lời vấn đề này, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn bày tỏ: "Chuyện chuyến bay giải cứu vừa qua là sự kiện rất đau xót đối với ngành Ngoại giao, đối với các cá nhân, các gia đình cán bộ vi phạm. Chúng tôi đã nghiêm túc kiểm điểm sâu sắc".
Bộ trưởng cho biết, ngành đã rút ra một số biện pháp, các biện pháp này đã, đang và sẽ được thực hiện một cách kiên quyết, kiên trì.
Cụ thể, Bộ Ngoại giao tăng cường phổ biến, quán triệt, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; chú trọng công tác chính trị, tư tưởng.
"Ngành ngoại giao là ngành bên ngoài, tác chiến độc lập mà không giữ được bản lĩnh, không giữ được phẩm chất đạo đức thì làm sao triển khai được nữa. Chúng tôi rất kiên định vấn đề này, đề cao sự gương mẫu, tính trách nhiệm của người đứng đầu", ông Bùi Thanh Sơn nói.
Biện pháp thứ hai được Bộ trưởng nêu là quán triệt sâu sắc tinh thần phụng sự, lấy người dân, doanh nghiệp, địa phương làm trung tâm phục vụ. Bên cạnh, Bộ Ngoại giao đẩy mạnh bồi dưỡng đạo đức công vụ, phòng chống tham nhũng, tiêu cực cho công chức, viên chức, người lao động.
Biện pháp thứ ba, theo ông Bùi Thanh Sơn là công khai, minh bạch trong tổ chức, hoạt động; đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân. Bên cạnh đó, Bộ cũng rà soát, cập nhật quy chế, quy định, quy trình công tác, đặc biệt trong lĩnh vực phát sinh tham nhũng, tiêu cực...
"Chúng tôi chú trọng vào các lĩnh vực liên quan đến tiêu cực, trong đó đặt trọng tâm là công tác lãnh sự và bảo hộ công dân, trước hết là cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài", Bộ trưởng nhấn mạnh.
Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn cũng bày tỏ mong muốn Quốc hội tiếp tục quan tâm và phản ánh những hiện tượng có dấu hiệu tham nhũng, tiêu cực liên quan đến lĩnh vực ngoại giao.
Hiện Bộ Ngoại giao đã xây dựng 76/80 quy trình cấp Bộ và trên 100 quy trình xử lý công việc, trong đó một nửa quy trình xử lý công việc liên quan lãnh sự. Tất cả công khai, minh bạch theo đúng quy trình, quy định để vào nề nếp.
Một biện pháp nữa được Bộ trưởng lưu ý là tiếp tục xây dựng các chế độ chính sách cho cán bộ, người lao động ở Bộ Ngoại giao. Ông cảm ơn Chính phủ và mong đại biểu Quốc hội, cơ quan của Quốc hội ủng hộ việc nâng cao sinh hoạt phí của các thành viên cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, để người lao động có động lực và cũng thể hiện tầm vóc nền ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài.
"Về công tác cán bộ, chúng tôi xây dựng quy chế, quy trình từ khâu bổ nhiệm trưởng cơ quan đại diện. Từ tháng 11/2023, Ban cán sự Đảng, lãnh đạo Bộ Ngoại giao đã ban hành quy chế, tiêu chuẩn, chức năng, nhiệm vụ và quy chế, quy trình bổ nhiệm trưởng cơ quan đại diện và bổ nhiệm cán bộ cơ quan đại diện đảm bảo đúng, đầy đủ năng lực, phẩm chất, bản lĩnh chính trị", ông Bùi Thanh Sơn nói.
Ngoài ra, theo Bộ trưởng, cơ quan này cũng thực hiện chuyển đổi số trong công tác ngoại giao, cải cách thủ tục hành chính; triển khai nghiêm túc công tác kiểm soát, kê khai tài sản thu nhập.
Anh Văn(责任编辑:Nhà cái uy tín)