3 năm nay tôi không còn gắn bó với nghề giúp việc vì sức khỏe yếu đi nhiều. Lại thêm bệnh đau lưng hành hạ mỗi khi trái gió trở trời,àgiúpviệckhóckhinhậnđiệnthoạicủacontraichủcũtỷ lệ cá cược bóng đá tv tôi không thể bế được trẻ nhỏ hay đứng bếp lâu. Tôi chọn về quê gắn bó với mảnh vườn, cái ao, chăm sóc đàn gà.
Nhiều người trong xóm biết tôi đi làm giúp việc thì nói ra nói vào. Người khéo thì nói dễ nghe, ai không thích thì buông những lời khiến người khác phải suy ngẫm. Họ còn chê bai con cái có thu nhập lại để mẹ đi làm giúp việc. Trong khi ở nhà, vườn tược rộng rãi, gà đầy sân, cá đầy ao, cây cối quanh năm trĩu quả, tôi có thể kiếm thu nhập từ đó.
Đấy là họ không hiểu vì họ cho rằng con để mẹ đi làm giúp việc là bất hiếu. Nhiều người còn nói, làm cái nghề mà phải ở nhà người ta, trông con cho người ta, ăn nhờ nhà người ta… thì cực lắm. Nhưng tôi đâu có thấy cực. Dù những ngày đầu chưa quen, có nhiều cái phải học, phải làm theo ý chủ nhà nhưng lâu dần, đó trở thành công việc, thành nếp sống của mình. Mình còn sức thì mình lao động, mình chọn nghề nào cảm thấy thích là được.
Điều đáng quý nhất trong cuộc đời đi làm giúp việc của tôi là gặp được những đứa trẻ đáng yêu. Những đứa trẻ ấy thực sự coi tôi là bà, là bác, còn tôi cũng thực sự coi chúng là cháu chắt ruột thịt của mình.
Khi tôi không đủ sức khỏe để làm nữa, mẹ thằng Tý, cái Bống (một gia đình tôi làm giúp việc nhiều năm) bảo tôi về quê dưỡng già, nghỉ ngơi, chăm sóc sức khỏe. Trước khi đi, mấy bà cháu ôm nhau khóc. Cô chủ nhà cũng nước mắt ngắn, nước mắt dài ôm tôi, còn rối rít cảm ơn tôi đã tận tụy chăm sóc gia đình cô bao năm qua.
Hai đứa cháu quấn bà không rời, không cho bà đi. Cầm túi xách trên tay mà lòng tôi khựng lại. Mấy năm ở đây, tôi thực sự coi các cháu là người thân của mình. Tôi chăm sóc bữa ăn giấc ngủ, thậm chí còn ngủ chung với các cháu. Tôi lo cắt từng cái móng tay, khâu từng cái khuy áo tuột cho các cháu.
Mỗi lần các cháu ốm đau, lòng tôi như lửa đốt, cả đêm mất ăn mất ngủ. Có hôm mẹ thằng Tý vào thấy tôi gục bên giường các cháu, liền gọi tôi dậy, nước mắt lưng chừng vì xúc động. Tình cảnh ấy khiến tôi thấy được sự chân thành ấm áp trong tim.
Ngày tôi ốm, các cháu chăm tôi như chăm bà, chăm mẹ, không cho tôi gượng dậy cơm nước. Thậm chí mẹ Tý còn xin nghỉ hai ngày để ở nhà chăm sóc tôi, cho tôi khỏe hẳn. Hai đứa Tý, Bống thi nhau gắp thức ăn bồi bổ cho bà.
Nếu ai hỏi tôi làm giúp việc có vui không, tôi sẽ nói, không phải vui mà rất hạnh phúc. Tôi biết, chẳng phải ai cũng may mắn có được một gia đình chủ tốt như tôi nhưng tôi tin, sự chân thành sẽ được đối đáp lại bằng sự chân thành.
Tôi yêu thương các cháu, dùng cái tâm của mình để chăm lo cho chúng. Lúc nào chúng sai, tôi lại tự nhắc nhở mình hãy dùng cách của một người bà để dạy các cháu, rồi chúng sẽ hiểu. Cứ mỗi dịp sinh nhật, chúng lại rối rít quanh bà đòi quà. Dù chỉ là món quà nhỏ chẳng có giá trị nhiều nhưng đứa nào đứa ấy mừng ra mặt. Cảm giác đó khiến cho tôi luôn thấy ấm áp tình người.
Mấy năm rồi tôi về quê, mỗi ngày đều nhớ cái Bống, thằng Tý và cả khung cảnh sân vườn của gia đình nơi mình gắn bó nhiều năm. Tôi vẫn gọi điện lên nhắc các cháu học hành chăm chỉ, nhắc mẹ thằng Tý phải ngủ sớm, không được làm việc quá khuya. Thi thoảng, gia đình họ lại cho hai cháu về thăm tôi.
Hôm nay thằng Tý lại gọi điện về hỏi: “Bà ơi, bà có khỏe không ạ? Hôm nào bà hết ốm bà lại lên nhà ở với bọn con nha bà” mà nước mắt tôi cứ thế trào ra.
Nghe giọng nói hồn nhiên của đứa trẻ, tôi chợt nhận ra, mình thật may mắn. Tôi biết ơn những ngày tháng ấy, biết ơn nghề làm giúp việc đã giúp mình có thêm các cháu, có thêm một gia đình dù không phải ruột thịt nhưng chứa chan tình cảm yêu thương chân thành.
Độc giả Phúc Lộc
Khi nhu cầu thuê người giúp việc của các gia đình ngày càng tăng thì chuyện xoay quanh người giúp việc và chủ nhà càng phong phú, trong đó có nhiều tình huống cảm động. Nhưng cũng có những cuộc sống chung khiến đôi bên nhận về bi kịch và những tình huống dở khóc dở cười. VietNamNet giới thiệu tuyến bài Chuyện người giúp việcđể người đọc có thêm góc nhìn về mối quan hệ này. |