Những người theo dõi này là một ví dụ điển hình về việc doanh nghiệp có áp dụng chuyển đổi số nhưng lại không có chiến lược để tận dụng cơ hội. Đây chỉ là một trong những sai lầm mà doanh nghiệp đang mắc phải trong quá trình chuyển đổi kỹ thuật số hiện nay. Trên thực tế vẫn còn tồn tại những doanh nghiệp đã phạm sai lầm nghiêm trọng khi nghĩ về chuyển đổi kỹ thuật số chỉ đơn giản là một bản nâng cấp công nghệ. Chuyển đổi kỹ thuật số trở nên phổ biến nhưng không hề đơn giản,ầmkhiếndoanhnghiệpthấtbạithậtnhanhtrongchuyểnđổisốnhà cái uy do đó việc doanh nghiệp mắc phải các sai lầm là không tránh khỏi. Coi chuyển đổi kỹ thuật số như một dự án công nghệ. Doanh nghiệp chấp nhận việc đi trên con đường chuyển đổi kỹ thuật số nhưng lại chỉ coi như mình đang thực hiện một dự án IT, điều này sẽ “đóng góp” một phần khá lớn trong thất bại của công cuộc chuyển đổi. Doanh nghiệp cần hiểu rõ răng mặc dù công nghệ là yếu tố quyết định chính của chuyển đổi thành công, nhưng nó thực sự chỉ là phương tiện cho một mục đích lớn hơn. Chuyển đổi kỹ thuật số cũng như một sự thay đổi tư duy và công nghệ trong doanh nghiệp. Nếu đầu tư chỉ diễn ra ở phía công nghệ mà không có sự hỗ trợ và hợp tác đầy đủ của phía doanh nghiệp thì sự chuyển đổi gặp khó khăn ngay từ đầu. Để khắc phục sai lầm này, doanh nghiệp hãy ngừng tập trung vào công nghệ và bắt đầu tập trung vào những mong muốn, insight, hành vi của khách hàng, từ đó tìm ra các công nghệ sẽ đáp ứng được những nhu cầu này, sau đó lập chiến lược để áp dụng công nghệ sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Bộ phận IT và các bộ phận còn lại trong doanh nghiệp “không giao tiếp cùng ngôn ngữ”. Ngay cả khi chuyển đổi kỹ thuật số là một nỗ lực hợp tác giữa các team thì sự khác biệt trong cách các chuyên gia công nghệ và lãnh đạo doanh nghiệp sử dụng các thuật ngữ có thể dẫn đến những vấn đề nhất định. Ví dụ lãnh đạo doanh nghiệp có thể yêu cầu một ứng dụng xử lý được 100.000 người dùng đồng thời, mặc dù trên thực tế sẽ chỉ có 100 người khi ra mắt, nhưng IT team sẽ thực hiện yêu cầu đó theo đúng nghĩa đen: “100.000 người dùng đồng thời”. Kết quả là IT team sẽ xây dựng một sản phẩm hoạt động trên một cấu hình máy cụ thể với số lượng tính năng tối thiểu, trong khi phía doanh nghiệp mong đợi một ứng dụng hỗ trợ được tất cả người dùng tiềm năng. Hoặc IT team sẽ phát triển vượt cả mức giải pháp trong khi phía doanh nghiệp sẽ lại tự hỏi tại sao quá trình này lại mất nhiều thời gian như vậy. Sự không thống nhất “ngôn ngữ” này có thể dẫn đến rất nhiều tranh cãi và mâu thuẫn không đáng có trong nội bộ doanh nghiệp. |