Dubai tự tạo mưa để đối phó với cái nóng hơn 50 độ C_ligue pháp
Theựtạomưađểđốiphóvớicáinónghơnđộligue phápo Trung tâm Khí tượng Quốc gia của Các Tiểu vương quốc Ảrập Thống nhất (UAERCN), công nghệ làm mưa nhân tạo này, có tên gọi "gieo hạt lên mây", đã được áp dụng để đối phó với điều kiện thời tiết mùa hè khắc nghiệt ở quốc gia Vùng Vịnh.
Ngày 18/7, Dịch vụ Thời tiết quốc gia UAE đã công bố đoạn video ghi lại cảnh những trận mưa như trút nước ở thành phố Dubai.
Theo báo Independent, công nghệ "gieo hạt lên mây" là một phần trong sứ mệnh tạo ra lượng mưa lớn hơn ở UAE, nơi vốn chỉ ghi nhận lượng mưa trung bình hơn 101 milimét. Công nghệ này được thực hiện bằng cách điều khiển máy bay phóng các chất hóa học, như bạc iodide, vào các đám mây để kích thích khả năng tạo mưa của chúng.
Những trận mưa nhân tạo "như trút nước" ở Dubai hôm 18/7. Video: Dịch vụ Thời tiết quốc gia UAE
Từ năm 2017, UAE đã đầu tư tới 15 triệu USD vào 9 dự án tạo mưa khác nhau. Trong số này, có dự án nghiên cứu việc sử dụng thiết bị bay không người lái phóng điện vào các đám mây để tăng lượng mưa. Dự án này đang được chỉ đạo bởi các nhà nghiên cứu từ Đại học Reading (Anh). Giáo sư Maarten Ambaum, người làm việc trong dự án, nói với BBC hồi tháng 3 rằng UAE có đủ mây để tạo điều kiện thuận lợi cho việc làm mưa nhân tạo.
"Cách thức này giúp cho các giọt mưa được hợp nhất và dính lại với nhau khi được một xung điện kích thích, giống như các sợi tóc khô bị dính vào một chiếc lược", Giáo sư Ambaum cho biết. “Khi các giọt mưa được hợp nhất có đủ độ lớn, chúng sẽ tự rơi xuống mặt đất để tạo thành các cơn mưa”.
Theo Independent, việc áp dụng phương pháp tạo mưa bằng cách phóng điện lên các đám mây được giới chức UAE ưa chuộng hơn, vì nó không đòi hỏi việc sử dụng hóa chất.
Việt Anh
Bể lặn sâu nhất thế giới chứa cả thành phố dưới nước
Không chỉ sở hữu tòa nhà chọc trời cao nhất và trung tâm mua sắm lớn nhất thế giới, Dubai mới đây vừa khai trương một địa điểm hấp dẫn đạt kỷ lục khác, đó là bể lặn sâu nhất thế giới.