Ảnh: AP |
Việc Gao mang thai không nằm trong kế hoạch của cô và bạn trai lúc đó. Tuy nhiên,ộcchiếnđòithayđổicủamẹTrungQuốcđơnthâtỉ số trận đấu ngoại hạng anh khi đó Gao đã 40 tuổi và cô nghĩ rằng sẽ không còn nhiều cơ hội để mang thai. Gao quyết định sẽ sinh con. Tuy nhiên, điều mà cô không ngờ tới là quyết định đó đã dẫn tới một cuộc chiến pháp lý kéo dài gần 4 năm để đòi quyền lợi thai sản.
Theo AP, cuộc chiến kéo dài của Sarah Gao nêu bật những hậu quả mà phụ nữ Trung Quốc phải đối mặt khi nuôi con ngoài hôn nhân. Phần đông những người mẹ đơn thân như Gao không thể tiếp cận các phúc lợi công cộng, từ trả lương trong thời gian nghỉ thai sản tới tiền bảo hiểm khám tiền sản. Một số người thậm chí còn bị phạt.
Gao và một số bà mẹ đơn thân khác muốn thay đổi điều này. Họ là một phần của một nhóm nhỏ, do Những người ủng hộ Mạng lưới Gia đình Đa dạng tổ chức, đã kiến nghị lên Uỷ ban Các vấn đề pháp lý của Quốc hội trong phiên họp hàng năm kết thúc gần đây. Họ không mong đợi nhà chức trách có hành động ngay lập tức, nhưng hy vọng mong mỏi của họ sẽ được phản ánh trong chương trình lập pháp trong tương lai.
Dân số Trung Quốc đang già đi nhanh chóng và chính phủ nước này mong muốn đẩy tỷ lệ sinh cao hơn. Họ nới lỏng những hạn chế trong luật kế hoạch hoá gia đình vào năm 2015 để mỗi gia đình có thể có 2 con. Tuy nhiên, các luật liên quan tới cha mẹ đơn thân lại không thay đổi kịp.
Hiện, ở Trung Quốc chưa có thống kê chính thức về số lượng hộ gia đình đơn thân. Tuy nhiên, khảo sát do Uỷ ban Y tế quốc gia nước này tiến hành vào năm 2014 cho thấy, có tới gần 20 triệu bà mẹ đơn thân vào năm 2020. Hầu hết những người này đã ly hôn, và tỷ lệ ly hôn ở Trung Quốc đã tăng gần gấp đôi từ năm 2009 tới 2018, Bộ Các vấn đề dân sự cho biết.
Sau một thời gian mang thai khó khăn, Gao sinh con gái vào tháng 11/2016. Bảy tháng sau khi nghỉ ốm và sinh con, cô quay lại làm việc. Trong suốt thời gian Gao nghỉ ốm, công ty quản lý tài sản KunYuan chỉ trả cho cô một số tiền tối thiểu, gần 1.000NDT (khoảng 3,7 triệu đồng) một tháng, trong khi lương hàng tháng mọi khi là 30.000NDT.
Công ty không trả lương nghỉ thai sản cho Gao. Cô đã đòi công ty trả lương đầy đủ cũng như trợ cấp thai sản, với một phần tiền sẽ lấy từ bảo hiểm xã hội mà công ty đóng theo luật.
Tại Bắc Kinh, nơi Gao sinh sống, nhân viên chỉ có thể đăng ký các lợi ích công như vậy qua công ty mà họ làm việc. Tuy nhiên, công ty của Gao lại từ chối nộp đăng ký cho cô với lý do tài liệu của cô không đầy đủ, vì thiếu giấy đăng ký kết hôn.
Khi cô gây sức ép với công ty về vấn đề này, họ đã đề nghị cô nghỉ việc. Ban đầu, Gao từ chối tự nghỉ việc nhưng rốt cuộc cô bị sa thải. Công ty cũng từ chối cấp giấy thôi việc cho cô, khiến Gao gặp khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm mới.
Gao kiện công ty, đòi bồi thường 1 triệu NDT ngoài khoản tiền nghỉ thai sản. Tại toà, Gao đã hai lần thất bại kể từ tháng 7/2017 và hiện cô đang kháng cáo lần 3.
Mỗi lần như vậy, toà án đều cho rằng do Gao sinh con khi chưa kết hôn là không phù hợp với chính sách quốc gia. Vì thế, việc cô nhận lương trong thời gian nghỉ sinh là thiếu cơ sở pháp lý.
Chính sách kế hoạch hoá gia đình của Trung Quốc không cấm phụ nữ chưa kết hôn sinh con nhưng nêu rằng “Nhà nước khuyến khích các cặp vợ chồng sinh hai con”. Ở cấp địa phương, điều này có thể hiểu được rằng, chỉ có các cặp đôi đã kết hôn mới có thể sinh con. Việc này trở thành một trở ngại khi cha mẹ đơn thân muốn tiếp cận các quyền lợi, như được hoàn tiền khám tiền sản và nhận lương khi nghỉ thai sản.
Nhiều địa phương đòi giấy đăng ký kết hôn trong quá trình này, Dong Xiaoying, người sáng lập nhóm Những người ủng hộ Mạng lưới Gia đình Đa dạng cho hay.
Tới giờ, đã có một số thay đổi diễn ra, ở tỉnh Quảng Đông và tại Thượng Hải, chính quyền đã thay đổi các quy định để một phụ nữ không cần nộp giấy đăng ký kết hôn rồi mới nhận được trợ cấp.
Hiện, các bà mẹ đơn thân và một số nhà hoạt động hy vọng một sự thay đổi ở cấp quốc gia có thể giúp ích cho những bà mẹ đơn thân ở các nơi khác của Trung Quốc. Một đại biểu quốc hội tỉnh Quảng Đông hồi tháng 2 cho biết, luật kế hoạch hoá gia đình cần làm rõ một số thông tin để giải quyết nhu cầu của các bà mẹ đơn thân, thừa nhận tình trạng khó khăn về pháp lý của họ.
Hoài Linh
Một bà mẹ đơn thân đang gặp khó khăn đã phát hiện người bạn thân lấy trộm tiền trong ví của mình sau khi đặt máy quay giấu kín.
(责任编辑:La liga)
Tình trăm năm tập 114: Người phụ nữ được 6 con riêng của chồng đón dâu đình đám
Tại sao không nên mua smartphone lúc này?
Máy tính cho game thủ ASUS ROG G20CB có giá tới 50 triệu đồng
Xiaomi sắp công bố smartphone cao cấp Mi 5 dùng chip Snapdragon 820
26.000 người mắc lừa hệ điều hành Anonymous
Giáo viên bị bắt vì lừa cả chục tỉ bằng chiêu 'đầu tư vào game trí tuệ'
Yahoo ra mắt ứng dụng Messenger phiên bản mới cho PC
Game thủ Bàn Long 3D chọn nước nào để đầu quân?
Thu nhập của nhân viên ngân hàng
Thiên thần nhí cover Anh cứ đi đi 'đốn tim' cộng đồng mạng
Bạn muốn hẹn hò tập 839: Giám đốc nhờ vợ cũ chọn giúp hạnh phúc mới
Bổ nhiệm ông Hoàng Vĩnh Bảo giữ chức Thứ trưởng Bộ TT&TT