Nữ sinh đạt được 8,ủkhoatrườnglàngbỏđạihọcđilàmthuêđngànhận định chelsea vs everton5 điểm môn Ngữ văn; 8,25 điểm môn Địa lý và 10 điểm môn Lịch sử.
Trong suốt 12 năm, Thơm luôn là học sinh giỏi, và liên tiếp 3 năm đạt giải Khuyến khích cấp tỉnh môn Lịch sử. Thơm cũng là một trong số ít học sinh ở huyện Sơn Dương có được thành tích như vậy.
“Ở lớp em chăm chú nghe giảng, ghi chép những ý học được và luyện tập chúng. Về nhà, em thường tự học khoảng 2 tiếng rồi đi phụ giúp bố mẹ, em cũng thường lên các diễn đàn để tìm đề luyện tập, vẽ sơ đồ tư duy để ghi nhớ lâu hơn.” - Thơm chia sẻ cách học của mình.
Gia đình Mai Thơm không có nhiều đất canh tác, vì vậy bố mẹ em phải đi làm thuê theo thời vụ.
“Gia đình em có 6 người, bố em làm nông, mẹ em là công nhân, mức lương cũng chỉ đủ sống. Nhà có hai chị em sinh đôi nên lúc nào cũng mất chi phí nhiều hơn so với các bạn đồng trang lứa.” - Mai Thơm bộc bạch.
Nữ sinh chia sẻ, mặc dù đạt kết quả cao nhưng nỗi buồn nhanh chóng đến vì điều kiện gia đình không cho phép. Nếu được miễn giảm học phí, em cũng phải lo toan cho các khoản chi tiêu khác như chỗ ở, xe cộ, chi phí sinh hoạt. Điều đó vô tình tạo nên áp lực cho bố mẹ, nhất là khi có hai chị em sinh đôi, chi phí cũng gấp đôi.
Em gái sinh đôi của Mai Thơm - Hoàng Thị Anh Thơ thi tốt nghiệp được 26,5 điểm, trong đó môn Ngữ văn 8,75; môn Lịch Sử 9,25 và môn Địa lý 8,5 điểm. Cũng như Mai Thơm, Thơ chưa đăng ký xét tuyển đại học và quyết định đi làm thêm để phụ giúp gia đình.
“Sau khi tốt nghiệp em và chị cùng đi làm thêm, mỗi ngày em làm 11 tiếng, kiếm được khoảng 170.000 đồng, số tiền không quá lớn nhưng hai chị em luôn học cách tiết kiệm. Công việc khá vất vả và thời gian nghỉ ngơi không nhiều, làm mệt em lại nghĩ muốn được đi học nhiều hơn. Trước đây, vì thương bố mẹ nên em và Thơm không dám mua quần áo mới.” Thơ chia sẻ.
Nuôi ước mơ học đại học, hai chị em sinh đôi lựa chọn đi làm để dành dụm tiền và thực hiện chúng khi có thể.
Trao đổi với VietNamNet,bà Nguyễn Thị Xuân - Phó Trưởng phòng Giáo dục - Đào tạo huyện Sơn Dương xác nhận, qua nắm bắt ban đầu, lý do khiến Thơm không đăng ký xét tuyển đại học vì nhận thức nếu hai chị đều đi học thì hai bố mẹ không lo được. Vì thế, Thơm quyết định nhường lại suất đi học cho em gái sinh đôi.
"Tuy nhiên, phòng giáo dục và nhà trường đã phân tích, và động viên 2 chị em Thơm nộp hồ sơ vào ngành Sư phạm của ĐH Thái Nguyên để được miễn, giảm học phí. Bước đầu, gia đình và 2 em đã đồng ý" - bà Xuân nói.
Hoàng Huyền
Ảnh: NVCC
Vì sao gần 35% thí sinh bỏ xét tuyển đại học 2022?Năm nay, hơn 325.000 thí sinh (chiếm gần 35%) không nhập nguyện vọng xét tuyển vào đại học năm 2022.