Theỡhàngnghìntingiảtinxấuđộbong da ty leo số liệu của cơ quan quản lý, trong tháng 3, các thông tin tiêu cực trên không gian mạng có chiều hướng tăng so với tháng trước. Cụ thể, tỷ lệ thông tin tiêu cực về đất nước, con người Việt Nam trên không gian mạng trong tháng 3 là 3,6%, tăng 0,2% so với tháng trước đó.
Số liệu thống kê cho thấy, các nền tảng xuyên biên giới tiếp tục gỡ bỏ nhiều thông tin sai sự thật, vi phạm. Cụ thể, từ 1/1/2022 đến 21/3, mạng xã hội Facebook đã chặn, gỡ bỏ hơn 525 bài viết đăng tải thông tin sai sự thật, tuyên truyền chống phá Đảng và Nhà nước, tin gây ảnh hưởng đến công tác phòng chống dịch Covid-19. Tỷ lệ gỡ chặn của mạng xã hội này đạt 90%.
Tỷ lệ gỡ tin giả, tin xấu trên Facebook, Youtube giảm nhẹ so với trước. Ảnh minh họa |
Phía Google cũng đã gỡ 2.679 videos vi phạm pháp luật trên nền tảng Youtube. Tỷ lệ gỡ chặn trên nền tảng này đạt 93%.
Trong khi đó, Tiktok đã chặn, gỡ 71 videos vi phạm, đăng tải thông tin sai sự thật, và các nội dung tiêu cực, gây ảnh hưởng đến công tác phòng chống dịch Covid-19. Nền tảng này có tỷ lệ gỡ chặn thấp nhất, đạt 87%.
Theo đánh giá, tỷ lệ gỡ bỏ tin tức trên các nền tảng xuyên biên giới giảm so với Quý I/2021. Cụ thể, tỷ lệ gỡ chặn của Facebook giảm 5%, tỷ lệ gỡ chặn của Google giảm 3%.
Duy Vũ
Thông tin sai lệch là căn bệnh chưa có giải pháp trên các nền tảng xã hội hiện nay. Sự phát triển của vũ trụ ảo (metaverse) có thể sẽ khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn.