- Giám đốc BV Phụ sản Hà Nội cho biết,ầmbổsungthuốcbổbàbầunàocũngmắcphảsoi kèo moldova việc các bà bầu uống đều đặn 1 viên sắt, 1 viên canxi ở tất cả các giai đoạn là hoàn toàn sai lầm.
Chia sẻ tại toạ đàm về dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai và sau sinh vừa diễn ra tại Hà Nội, PGS.TS Đinh Duy Ánh, Giám đốc BV Phụ sản Hà Nội nêu thực trạng đáng báo động về tình trạng các bà bầu tự ý bổ sung sắt, canxi, thuốc bổ.
Uống thừa có thể gây suy gan
PGS Ánh cho biết, từ xưa đến nay, giai đoạn mang bầu đều chia làm 3 giai đoạn, theo từng quý và giai đoạn sau sinh. Ở mỗi giai đoạn của thai kỳ sẽ có những nhu cầu dinh dưỡng khác nhau.
“Thực tế, hàng ngày chúng tôi nhìn thấy rất nhiều đơn thuốc của BS kê cho thai phụ không đạt yêu cầu khi cả 3 quý mang thai và sau sinh đều kê uống mỗi ngày 1 viên sắt, 1 viên canxi, 1 viên thuốc bổ tổng hợp. Việc bổ sung như nhau ở mọi giai đoạn là không đúng, không khoa học”, PGS Ánh nói.
PGS.TS Đinh Duy Ánh (phải). Ảnh: T.Hạnh
BS dẫn chứng thêm, từng có sản phụ uống đơn thuốc dài nửa trang giấy. Bổ sung thừa như vậy không chỉ khiến mẹ bị suy gan, tiêu hoá, táo bón, căng thẳng thần kinh, mệt mỏi mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi.
Theo BS Ánh, trong giai đoạn đầu, khi mới hình thành bào thai, cần nhất axit folic để phát triển não bộ do lúc này bào thai mới như cái mầm, sau đó to dần như con nòng nọc và đến 12 tuần mới có đủ xương, thân mình.
Giai đoạn 2, nhu cầu sắt và can xi tăng dần, nhưng chưa cần nhiều như giai đoạn cuối. 3 tháng cuối là thời điểm quan trọng để thai phát triển xương, giai đoạn này trẻ có thể tăng 700-1kg/tháng. Đến giai đoạn sau sinh, mẹ cũng cần rất nhiều canxi vì vi chất này dễ mất qua sữa mẹ.
BS Ánh khuyến cáo, phụ nữ mang thai cần đi khám thai định kỳ để được sử dụng thuốc, vitamin bổ sung phù hợp. Phải xem nhu cầu cơ thể ra sao, có người phải uống 2 viên/ngày mới đủ.
Đặc biệt lưu ý dinh dưỡng 3 tuần đầu
BS Nguyễn Hoàng Anh, nguyên giảng viên ĐH Y Hà Nội cho biết, có khoảng 85% phụ nữ bị ốm nghén, xuất phát từ việc cơ thể người mẹ tạo ra phản ứng khi nhận diện thấy một vật lạ. Có người nghén ít, nghén nhiều, có người nôn tới rách thực quản, chảy máu dạ dày, phải truyền dịch.
Trong giai đoạn ốm nghén, do bị nôn nhiều nên nhiều bà bầu ăn ít hoặc chỉ ăn những thứ mình thích, nên nguy cơ thiếu dinh dưỡng càng lớn.
BS Hoàng Anh đặc biệt lưu ý giai đoạn 3 tuần đầu hình thành thai nhi. Ảnh: T.Hạnh
“Tuy nhiên việc cứ cố ép các bà bầu ăn 2-3 quả trứng ngỗng/ngày để con thông minh hoặc ép kiêng khem thứ này, thứ khác là nhận thức hết sức sai lầm, gây áp lực cho người phụ nữ khi mang thai”, BS Hoàng Anh chia sẻ.
Kể lại câu chuyện của bản thân, BS Hoàng Anh cho biết khi vừa sinh con đầu lòng, cơ thể rất mệt và đói nhưng chờ mãi không thấy chồng mang cơm đến, hỏi ra mới biết phải đợi đi mua cá chép để nấu cháo.
Theo BS Hoàng Anh, những tháng đầu mang thai là khoảng thời gian rất nhạy cảm, hình thành cấu trúc bào thai nên dinh dưỡng đủ vô cùng quan trọng, đặc biệt là trong 3-4 tuần đầu.
Ống thần kinh thai nhi là nền tảng cốt lõi để phát triển thành hệ thần kinh hoàn thiện sau này, gồm não bộ, hộp sọ, tủy sống và xương sống. Ống thần kinh bắt đầu hình thành từ ngày thứ 18 và đến 21- 28 sẽ khép kín hoàn toàn. Nếu thiếu axit folic trong giai đoạn này, ống thần kinh sẽ không khép kín, gây dị tật cho thai nhi.
Thực tế, khi người mẹ thấy chậm kinh thì thai đã được 14 ngày, do đó cần bổ sung kịp thời axit folic để giúp ngăn ngừa các dị tật ống thần kinh khiến trẻ kém phát triển.
Ngoài uống axit folic, nước cam cũng là loại thực phẩm chứa rất nhiều loại vitamin này nhưng không nhiều thai phụ biết.
Cũng theo BS Hoàng Anh, việc thiếu hụt dinh dưỡng có thể khiến người mẹ dễ mắc trầm cảm sau sinh hơn.
Cụ thể, việc ép phụ nữ sau sinh phải ăn kiêng có thể khiến cơ thể thiếu magie, selen, vitamin B6, B1... khiến cơ thể mệt mỏi, dễ stress.
Mẹ bầu có nên dùng son không?
Các loại mỹ phẩm đều được khuyến cáo là nên hạn chế sử dụng với mẹ bầu bởi các chất độc hại trong đó có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi.