Nằm trong khu vực vịnh Gruinard,ònđảođángsợnhấtthếgiớinơiconngườichỉcầnhítthởlàtửdortmund vs eintracht frankfurt cách bờ biển phía tây Scotland khoảng 1 km, đảo Gruinard có diện tích chỉ khoảng 196 hecta.
Thoạt nhìn, đảo Gruinard là một địa điểm du lịch lý tưởng, với các bãi đá và thảm thực vật tự nhiên. Tuy nhiên, đây là nơi không có người sinh sống và thậm chí nơi đây hầu như không có con người đặt chân đến trong suốt hơn 50 năm qua.
Nguyên do khiến Gruinard trở nên đáng sợ vì hòn đảo này từng là nơi thử nghiệm vũ khí sinh học trong Thế chiến thứ II, khiến nó bị nhiễm một loại vi khuẩn chết người trong nhiều thập kỷ qua.
Năm 1942, các nhà khoa học đã thả bom bào tử vi khuẩn than xuống hòn đảo này, nhằm kiểm tra xem vi khuẩn than có thể được sử dụng như một loại vũ khí sinh học trong chiến tranh hay không.
Vào thời điểm này, các nhà khoa học đã sử dụng cừu làm đối tượng thí nghiệm và tất cả cừu trên đảo đều bị nhiễm bệnh và chết do bệnh than.
"Khoảng 80 con cừu đã bị buộc ở các vị trí khác nhau trên đảo. Bom bào tử không phải là một vụ nổ lớn, mà là một luồng bào tử vi khuẩn cực độc di chuyển theo hướng gió và gây tử vong cho các sinh vật hít phải chúng", Giáo sư Edward Spiers của Đại học Leeds, Vương quốc Anh, cho biết về những vụ thử vũ khí sinh học trên đảo Gruinard.
Bào tử vi khuẩn than cuối cùng không được sử dụng làm vũ khí sinh học trong Thế chiến II. Tuy nhiên, đảo Gruinard đã bị nhiễm độc nặng và chính phủ Vương quốc Anh đã cấm người dân đặt chân đến hòn đảo vì nó quá nguy hiểm, khi con người có thể tử vong ngay khi hít thở không khí trên hòn đảo.
Quá trình nghiên cứu vũ khí sinh học trên đảo Gruinard được chính phủ Anh giữ bí mật. Cho đến năm 1997, toàn bộ chi tiết về những vụ thử vũ khí sinh học này mới được hé lộ khi một tài liệu mật của quân đội Anh được giải mật và công bố rộng rãi.
Năm 1986, chính phủ Vương quốc Anh đã tìm cách khử trùng Gruinard bằng cách rải 280 tấn formaldehyde pha loãng lên toàn bộ bề mặt của hòn đảo này. Formaldehyde, công thức hóa học CH2O, có khả năng giết chết phần lớn các loại vi khuẩn, nên được sử dụng làm chất khử trùng.
Năm 1987, một đàn cừu và thỏ được thả lên đảo để kiểm tra xem chúng có bị nhiễm bệnh hay không. Kết quả, đàn cừu và thỏ này vẫn sống khỏe mạnh, dẫn đến việc chính phủ tuyên bố hòn đảo đã sạch vi khuẩn bệnh than.
Dù vậy, từ đó cho đến nay, đảo Gruinard vẫn không có người sinh sống và nhiều người vẫn không dám đặt chân lên hòn đảo này.
Vào năm 2023, YouTuber người Ireland Dara Tah và bạn của mình, Matt James, đã liều mình đặt chân lên Gruinard để khám phá "hòn đảo chết chóc" này. Tuy nhiên, cả hai đã khoác lên mình bộ đồ bảo hộ chống nhiễm độc trước khi đặt chân lên đảo.
Dù hiện tại hòn đảo Gruinard có những khung cảnh phù hợp để phát triển du lịch, nhưng vẫn không có người nào sẵn sàng đặt chân lên tham quan hòn đảo từng được mệnh danh là "chết chóc nhất thế giới" này.
Vi khuẩn than, có tên khoa học Bacillus anthracis, là tác nhân gây ra bệnh than, một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, chủ yếu ảnh hưởng đến các loài động vật ăn cỏ như bò, dê, cừu… và có thể lây nhiễm sang người.
Bào tử của vi khuẩn than có thể tồn tại trong đất hàng chục năm và chống chịu được các điều kiện khắc nghiệt như nhiệt độ cao hoặc hóa chất.
Nếu hít phải bào tử vi khuẩn than, con người có thể bị nhiễm bệnh than và nguy cơ tử vong lên đến hơn 80%. Nếu ăn thịt động vật có nhiễm bào tử vi khuẩn than, tỷ lệ tử vong trên người bệnh sẽ từ 25 đến 60% nếu không được điều trị.
(责任编辑:La liga)