Điều chưa từng có trong lịch sử ghép tạng Việt Nam
Sáng 11/10,ỷlụcmớitronglĩnhvựcghéptạngcủaViệkèo bóng đá bet88 tại Hội thảo "Khoa học về hiến tặng mô, tạng tại Việt Nam lần thứ hai", tổ chức tại Học viện Quân y, PGS.TS Đồng Văn Hệ, Giám đốc Trung tâm Điều phối ghép tạng quốc gia cho biết, mặc dù chưa hết năm 2024 nhưng Việt Nam đã đạt được kỷ lục chưa từng có trong 32 năm lịch sử ghép tạng.
"Theo ghi nhận từ Trung tâm Điều phối ghép tạng quốc gia, số ca chết não hiến mô tạng trong 9 tháng đầu năm nay lập con số ấn tượng với 25 ca (năm 2023 chỉ có 14 ca chết não hiến mô tạng), góp phần làm tăng số tạng hiến từ người chết não đạt 87/829 bệnh nhân ghép.
Đây cũng được coi là số kỷ lục của Việt Nam, vì trước đây, tỷ lệ tạng hiến từ người chết não khoảng 5-6%", PGS Hệ cho hay.
Điểm lại 32 năm lịch sử ghép tạng của Việt Nam, PGS Hệ nhấn mạnh chúng ta đã có những bước phát triển đáng tự hào.
Năm 1992, Việt Nam thực hiện ca ghép tạng đầu tiên, là ca ghép thận từ người cho sống. Đến nay, các y bác sĩ Việt Nam đã thực hiện hơn 8.000 trường hợp ghép tạng, trong đó có hơn 7.000 ca ghép thận, 500 ca ghép gan, làm chủ nhiều kỹ thuật khó.
"Đến nay chúng ta có 29 bệnh viện thực hiện ghép tạng, trong đó có 27 cơ sở ghép thận, 8 cơ sở ghép gan, 5 cơ sở ghép tim, 4 cơ sở ghép phổi...", PGS Hệ cho hay.
Tại hội thảo, nhiều kinh nghiệm về hiến - ghép mô tạng trên thế giới cũng được chia sẻ.
Theo bà Wenshi Jiang, Trung tâm điều phối hiến tạng Trung Quốc, với sự phát triển thần tốc, đến nay mỗi năm Trung Quốc thực hiện hơn 20.000 ca ghép tạng, chỉ đứng sau Mỹ.
Đáng chú ý, tỷ lệ ghép tạng từ người cho chết não, chết tim là rất cao. Riêng năm 2022, Trung Quốc thực hiện 10.187 ca ghép thận từ người cho chết não, chết tim (chiếm 80,1% các ca ghép thận ở nước này); 5.304 ca ghép gan từ người chết não, chết tim (chiếm 87,6% số ca ghép gan ở nước này).
Một nước trong khu vực Đông Nam Á là Thái Lan cũng có tỷ lệ ghép tạng từ người cho chết não rất ấn tượng. Riêng năm 2023, Thái Lan có 781 ca ghép thận từ người cho chết não (chiếm 80,3% các ca ghép thận tại nước này).
Theo PGS Đồng Văn Hệ, mặc dù là điểm sáng ghép tạng ở châu Á nhưng số lượng ca ghép tạng từ người cho chết não tại Việt Nam rất khiêm tốn.
Ca ghép tạng từ người cho chết não đầu tiên là vào tháng 5/2010. Tính đến tháng 10/2022, chúng ta chỉ có hơn 130 ca ghép tạng từ người cho chết não. Trung bình trong giai đoạn này có 11 ca ghép mô tạng từ người cho chết não mỗi năm.
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Kim Tiến, nguyên Bộ trưởng Y tế, Chủ tịch Hội Vận động hiến mô, bộ phận cơ thể người Việt Nam, thực tế tỷ lệ người chết não hiến tạng của Việt Nam vẫn nằm trong nhóm thấp nhất thế giới, đứng thứ 3 từ dưới lên.
Theo PGS Tiến, có nhiều thách thức dẫn đến tình trạng này. PGS Tiến nhấn mạnh một trong những khó khăn trong vận động hiến tạng xuất phát từ quan niệm chết phải toàn thây của nhiều người Việt. Nhiều người vẫn chưa nhận thức được hiến tạng là văn hóa, trách nhiệm và từ bi với cộng đồng.
Bên cạnh đó, theo PGS Tiến, nguồn chi trả từ bảo hiểm y tế cho ghép tạng tại Việt Nam vẫn còn khiêm tốn, chỉ chiếm khoảng 40% tổng chi phí.
Nhiều giải pháp để tăng tỷ lệ ghép tạng từ người cho chết não
PGS Đồng Văn Hệ cho biết, sau khi tìm hiểu rất nhiều tài liệu và kinh nghiệm của các nước, ông nhận thấy có 8 biện pháp chính được các "cường quốc" về ghép tạng từ người chết não áp dụng:
- Quan tâm hệ thống giáo dục để người dân ủng hộ hiến mô tạng.
- Tăng cường hệ thống y tế.
- Sự hỗ trợ từ hệ thống pháp lý.
- Đưa hệ thống hiến mô tạng trở nên gần gũi.
- Tăng cường tương tác với các gia đình.
- Xây dựng niềm tin vào hệ thống y tế và hệ thống phân phối tạng.
- Có sự hỗ trợ dành cho các gia đình hiến tạng.
- Có nghiên cứu và đánh giá để cải tiến, nâng cao.
Từ các bài học, Trung tâm Điều phối ghép tạng quốc gia có 3 thay đổi rất quan trọng để nâng cao hiệu quả, đó là: tập trung vào luật pháp và văn bản dưới luật, hệ thống y tế (hoạt động của các bệnh viện) và giáo dục cộng đồng.
Về đào tạo, Trung tâm điều phối ghép tạng quốc gia tổ chức đào tạo 4 lớp: Lớp điều phối viên hiến tạng cơ bản khóa 7 (4 ngày); Lớp chẩn đoán và hồi sức chết não hiến mô tạng khóa 7 (một ngày).
Đặc biệt, lần đầu tiên trung tâm tổ chức hai lớp điều phối viên hiến tạng nâng cao khóa I (2 ngày) và lớp điều phối viên ghép tạng khóa I (một ngày).
Tổng số học viên tham gia đào tạo bốn lớp là 335 học viên.
Tham gia khóa đào tạo, học viên được nghe các báo cáo viên là bác sĩ chuyên ngành đến từ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Học viện Quân y, Bệnh viện 103, Bệnh viện 108 và các giảng viên tới từ Tây Ban Nha, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia.
"Qua những khóa đào tạo trước đã mang lại những hiệu quả nhất định, bệnh nhân có dấu hiệu chết não tiềm năng được tiếp cận, số ca chết não gia đình đồng ý hiến tăng cao...
Đặc biệt, qua khóa đào tạo của Trung tâm Điều phối ghép tạng quốc gia tại bệnh viện, tháng 4 năm 2024, Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh) là bệnh viện đầu tiên tuyến tỉnh lấy đa tạng từ người cho chết não", PGS Hệ nhấn mạnh.
Tại Hội thảo, Hội Vận động hiến mô, bộ phận cơ thể người Việt Nam cũng đã trao giấy khen cho TS.BS Nguyễn Lê Trung, Phó Chủ nhiệm khoa mắt, Bệnh viện Quân y 103. Trước đó, khi mẹ qua đời, nén đau buồn, bác sĩ Trung quyết định gọi điện đến Ngân hàng mô để hiến giác mạc của bà. Khi giác mạc được lấy xong, anh ôm mẹ lần cuối, bật khóc...
Hội thảo có sự tham dự của 300 đại biểu đến từ các bệnh viện trong cả nước và 8 chuyên gia tới từ các nước có số lượng tạng hiến từ người chết cao nhất thế giới (Tây Ban Nha), cao nhất châu Á (Hàn Quốc), cao nhất Đông Nam Á (Thái Lan) và nước có tốc độ phát triển nguồn hiến từ người chết não rất nhanh là Trung Quốc.
Trong thời gian 7-12/10, Trung tâm Điều phối ghép tạng quốc gia, phối hợp với Hội Vận động hiến mô bộ phận cơ thể người Việt Nam; Hội Ghép tạng Việt Nam và Học viện Quân y lần đầu tiên tổ chức "Tuần lễ hiến ghép mô tạng Việt Nam 2024".
Tuần lễ bao gồm các khóa đào tạo về hiến và ghép tạng (CME); tổ chức hội nghị quốc tế về hiến mô tạng lần thứ 2; tổ chức hội nghị ghép tạng lần thứ 9.