- Làm thơ để nhớ các công thức hóa học và đặc điểm nhận dạng các chất là một trong những phương pháp học hiệu quả của Nguyễn Khánh Duy- người vừa mang về tấm Huy chương Vàng Olympic Hóa học quốc tế 2016.
Đạt 86,àngtraivàngOlympicHóahọclàmthơđểnhớkiếnthứsoi kèo ac milan vs inter milan116 điểm, đứng thứ 16/280 thí sinh tham dự, Nguyễn Khánh Duy (lớp 12H Trường THPT Chuyên Lam Sơn, Thanh Hóa) là một trong hai thí sinh giành huy chương vàng tại kỳ thi năm nay diễn ra tại Gruzia.
Khánh Duy cùng cô giáo chủ nhiệm Mai Châu Phương vui mừng trước thành tích đạt được. Ảnh: NVCC. |
Chia sẻ về thành thích này, Duy cho biết: “Ban đầu em có chút lo lắng bởi khi làm bài thi đã để sai sót một số lỗi nhỏ, nhưng rồi đã vỡ òa trong sung sướng”.
Duy chia sẻ vẫn chưa hài lòng về bài thi của mình bởi nếu cẩn thận hơn em hoàn tòa có thể giành được kết quả tốt hơn nữa.
Nhưng với chị Lê Thị Ngân (mẹ Duy), tấm huy chương vàng mà con trai đạt được đã là món quà vô giá vượt sức tưởng tượng của chị. Từng ấy ngày Duy đi thi, là từng ấy ngày chị Ngân thấp thỏm đợi tin con. Đều đặn, hôm nào cũng vậy, cứ sau giờ cơm tối, chị Ngân lại đi bộ sang nhà em gái để online “nhờ” đến 11h đêm mới về.
“Hôm biết tin con được huy chương vàng, cả nhà thậm chí cả bà ngoại cũng đã reo lên trong sung sướng. Đêm đó vợ chồng tôi cũng vì vui quá mà không ngủ được, thức luôn đợi đến sáng để báo tin vui cho họ hàng, người thân”, chị Ngân chia sẻ.
Chị Ngân kể, ngay từ bé, Duy đã bộc lộ khả năng tư duy tốt. Từ cấp 1, em đã đạt được nhiều giải thưởng từ các cuộc thi vẽ và viết chữ đẹp. Trong suốt 12 năm phổ thông, Duy đều là học sinh giỏi.
Duy đến với môn Hóa đơn giản thấy môn học này có nhiều phản ứng thú vị, nhiều màu sắc chứ không chỉ dừng lại ở những công thức khô khan. Đặc biệt trước mỗi một hiện tượng, kiến thức có được từ môn học này, giúp em hiểu được bản chất và càng có thêm động lực.
Ông Phạm Đăng Quyền, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa cùng đại diện Sở GD&ĐT, thầy trò Trường THPT Chuyên Lam Sơn đón Duy tại sân bay Nội Bài. Ảnh: Lê Dương |
Để theo đuổi đam mê, năm lên lớp 10, Duy thi đỗ và quyết theo học Trường THPT Chuyên Lam Sơn cách nhà tới gần 15 cây số.
Nhà ở xã Quang Minh, thị xã Sầm Sơn, nên cứ thế, mỗi ngày 2 chuyến xe bus sáng đi tối về, buổi trưa Duy xin nghỉ lại nhà một người quen.
Năm lớp 11, Duy giành được huy chương vàng cuộc thi học sinh giỏi đồng bằng duyên hải Bắc bộ và giải Nhì học sinh giỏi quốc gia môn Hóa.
Năm lớp 12, em tiếp tục thể hiện phong độ ấn tượng khi đạt được giải Nhất kỳ thi học sinh giỏi quốc gia môn Hóa và rồi đoạt được giải “vàng”.
Làm thơ để... học hóa
Duy cho rằng để đạt được kết quả học tập tốt, cần tạo được sự cân bằng giữa học và chơi và không nên tạo ra những áp lực lớn lên bản thân. Với Duy, chỉ khi thấy có cảm hứng, em mới ngồi vào bàn học và không áp đặt bản thân phải tuân thủ một khung thời gian cố định.
Khánh Duy (ngoài cùng bên trái) và các thành viên đội tuyển Việt Nam tham dự kỳ thi Olympic Hóa học quốc tế năm nay. |
Để dễ nhớ kiến thức hơn, Duy thường có một cuốn sổ tay để ghi lại những điều mình làm sai hoặc kiến thức đáng lưu ý và đặc biệt là sáng tác thơ để học Hóa. Cứ mỗi phần, Duy lại “chế” ra một bài thơ mà theo cách nói của em là chỉ để dành cho riêng mình. Trong mỗi bài thơ, kèm phía sau tên gọi mỗi chất, em cho thêm một từ làm dấu hiệu để nhận ra công thức hoặc cấu trúc của chất đó.
“Em cứ vừa học vừa tự chế ra nội dung và vần điệu các bài thơ theo cảm hứng. Việc này không quá mất thời gian mà lại giúp em nhớ kiến thức rất tốt. Hóa học có rất nhiều công thức, nhưng nhớ theo bài thơ thì khi đọc lại là em nhớ ra ngay mà không cần phải học một cách máy móc. Mỗi bài thơ của em khoảng từ 10- 20 câu”, Duy bật mí.
Ở lớp cũng như ngoài cuộc sống, Duy tự nhận mình là người khá hài hước. Thậm chí ngay trong quá trình ôn đội tuyển, Duy cũng hay tếu táo, pha trò với bạn bè.