TheĐồngNaiđẩymạnhhướngdẫnngườidândoanhnghiệpdùngdịchvụcôngtrựctuyếbóng đá trực tiếp kèo nhà cái hôm nayo đại diện Sở TT&TT Đồng Nai, trong năm 2022, Sở sẽ tiếp tục tập trung đẩy mạnh cung cấp cũng như khai thác, sử dụng hiệu quả các dịch vụ công trực tuyến trên Cổng dịch vụ công của tỉnh tại địa chỉ congdvc.dongnai.gov.vn.
Cụ thể, với vai trò là cơ quan thường trực Tổ công tác xây dựng và triển khai kế hoạch cung cấp 100% dịch vụ công đủ điều kiện lên trực tuyến mức độ 4 của các cơ quan nhà nước tỉnh Đồng Nai, thời gian tới, Sở TT&TT Đồng Nai sẽ tiếp tục phối hợp Văn phòng UBND tỉnh hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc các cơ quan, đơn vị, địa phương rà soát, chuẩn hóa đối với các dịch vụ công chưa đủ điều kiện lên trực tuyến mức độ 4 của ngành, lĩnh vực, địa phương quản lý theo quy định của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính.
Trên cơ sở đó, trong năm nay, Sở TT&TT sẽ đề xuất, tham mưu UBND tỉnh phê duyệt, công bố bổ sung các dịch vụ công đủ điều kiện lên trực tuyến mức độ 4 để nâng cao số lượng dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 so với bộ thủ tục hành chính của tỉnh.
Đồng Nai đã hoàn thành việc cung cấp 100% dịch vụ công đủ điều kiện lên trực tuyến mức 4. (Ảnh minh họa) |
Cũng theo Sở TT&TT Đồng Nai, đến hết năm 2021, cùng với các bộ, tỉnh khác, Đồng Nai đã hoàn thành việc cung cấp 100% dịch vụ công đủ điều kiện lên trực tuyến mức 4 trên Cổng dịch vụ công trực tuyến của tỉnh. Tính đến ngày 31/12/2021, Cổng dịch vụ công trực tuyến của tỉnh Đồng Nai đã cung cấp 896 dịch vụ công trực tuyến mức 4.
Bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện, Sở TT&TT Đồng Nai đều định kỳ hàng tháng báo cáo kết quả triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến gửi Bộ TT&TT qua Hệ thống thông tin đánh giá và xếp hạng chuyển đổi số tại địa chỉ dti.gov.vn.
Trong Chương trình chuyển đổi số tỉnh Đồng Nai đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đã được lãnh đạo UBND tỉnh phê duyệt hồi đầu năm 2021, địa phương này đặt mục tiêu đến năm 2025, 100% giao dịch trên Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công trực tuyến và hệ thống thông tin một cửa điện tử của tỉnh sẽ được xác thực điện tử. Tỷ lệ hồ sơ giải quyết theo dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 trên tổng số hồ sơ đạt trên 60%; trên 90% người dân và doanh nghiệp hài lòng về giải quyết thủ tục hành chính.
Theo thống kê, trên phạm vi toàn quốc, chỉ tính trong 3 năm trở lại đây, việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức 4 đã có bước phát triển vượt bậc, từ tỷ lệ 10,76% tính đến cuối năm 2019 lên đạt 30,86% trong năm 2020 và đạt 96%, tiệm cận với mục tiêu đưa 100% dịch vụ công đủ điều kiện lên cung cấp trực tuyến mức 4 vào cuối năm 2021.
Tuy nhiên, theo đại diện Bộ TT&TT, mặc dù đã cơ bản hoàn thành một chỉ tiêu quan trọng trong phát triển Chính phủ điện tử là đưa 100% dịch vụ công đủ điều kiện lên cung cấp trực tuyến mức 4, song các bộ, ngành, địa phương thời gian tới vẫn cần đặt mục tiêu nâng cao hiệu quả của các dịch vụ công trực tuyến, thể hiện ở 2 chỉ tiêu: Tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến phát sinh hồ sơ và tỷ lệ hồ sơ xử lý trực tuyến. Hai chỉ tiêu này của toàn quốc hiện còn thấp.
“Trong năm 2022, chúng ta cần cố gắng nâng cao tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến phát sinh hồ sơ và đặc biệt là tỷ lệ hồ sơ được xử lý trực tuyến. Có như vậy dịch vụ công trực tuyến mới thực sự thiết thực, đi vào cuộc sống”, đại diện Bộ TT&TT nhấn mạnh.
Vân Anh
Đây là một trong những mục tiêu của Đề án “Phát huy vai trò của đoàn viên, thanh niên trong việc thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 giai đoạn 2022 – 2027” mới được UBND tỉnh Bình Định phê duyệt.