Sau đây là câu chuyện về một ngày làm nghề đi "ăn cưới thuê" của Choi Jae-hee đăng tải trên tờ TheềngồimátănbátvàngđượcgiớitrẻởHànQuốcưachuộlịch thi đấu u17 châu a Korea Herald. Đóng vai "bạn bè" trong lễ kết hôn "Bạn trông thật tuyệt. Chiếc váy của bạn trông đẹp hơn rất nhiều so với những bức ảnh cậu gửi cho mình xem. Các cô gái khác đang trên đường đến", tôi nói với cô dâu khi đang ở phòng chờ của nhà thờ tổ chức đám cưới.
Tôi đã đọc được thông báo tuyển dụng trên Kakaotalk. "Hong Min-jung, 30 tuổi, làm tại công ty A, tỉnh B. Đám cưới tổ chức từ lúc 12h30 ngày 27/11 ở Gangnam. Tìm kiếm tối đa 10 người bạn. Nếu bạn quan tâm, vui lòng gọi cho chúng tôi". Tôi ứng tuyển với một bản CV ngắn gọn gồm có ảnh, tuổi và các thông tin cá nhân khác và nhận được công việc vào 3 ngày trước khi đám cưới của cô ấy diễn ra. Có một số nguyên tắc cơ bản mà tôi phải tuân theo cho công việc này; đó là: Cần chụp ảnh với cô dâu trong phòng chờ trước hôn lễ; Phải tham gia chụp ảnh nhóm sau buổi lễ; Không được phép nói chuyện với các thành viên gia đình cô dâu; Không được quên hoặc nhầm lẫn tên của cô dâu. Sau đó, tôi tiến đến phòng cưới, và tôi không phải là người duy nhất đóng vai hôm nay. Nhiều "diễn viên bán thời gian" khác cũng được trả tiền để vào vai bạn bè cô dâu hoặc chú rể trong đám cưới. Khoảng 30 phút trước buổi lễ, tại một quán cà phê gần địa điểm tổ chức đám cưới, tôi đã gặp 9 khách mời khác của cô dâu Min-jung. Chúng tôi được điều phối bởi một người quản lý thuộc đơn vị chuyên cung cấp "khách mời" cho đám cưới. "Hãy chia thành ba nhóm, mỗi nhóm có những vai trò khác nhau - đồng nghiệp tại nơi làm việc, bạn cũ ở trường đại học và bạn thời trung học", người quản lý nói. Vì tôi bằng tuổi cô dâu nên được xếp vào nhóm bạn thời trung học, cùng với hai vị khách giả khác ở độ tuổi 20.
Tôi bước vào phòng chờ và lần đầu tiên nhìn thấy cô dâu. Cô ấy ở cùng với những người bạn thực sự và các thành viên trong gia đình. Sau đó, chúng tôi trò chuyện như thể đã quen biết nhau từ lâu. Chúng tôi khoác tay chụp ảnh, trao nhau nụ cười ấm áp. Dịch vụ cho thuê khách mời ngày cưới "nở rộ" Việc thuê khách mời để lấp đầy chỗ ngồi trong đám cưới đã xuất hiện ở Hàn Quốc từ đầu những năm 2000. Kể từ đó, dịch vụ này đã được mở rộng sang nhiều sự kiện khác như tiệc thôi nôi, đám tang. Tìm kiếm "cho thuê khách dự đám cưới" trên Naver, cổng thông tin lớn nhất của Hàn Quốc, bạn sẽ có được một danh sách dài các nhà cung cấp dịch vụ trên toàn quốc. Chi phí thuê khách qua đại lý là 20.000-30.000 won/người (khoảng 390.000 -586.000 đồng). "Chúng tôi có một đội ngũ nhân viên bán thời gian giàu kinh nghiệm và đảm bảo bí mật hoàn toàn", đại diện một đơn vị cung cấp dịch vụ cho hay. Người này tiếp tục cho biết thêm, nếu khách hàng yêu cầu thì những khách mời được thuê sẽ làm quà tặng bằng tiền mặt đúng với số tiền mà họ mong muốn. Người thuê dịch vụ phải gửi cho đại lý chậm nhất là 2 ngày trước đám cưới. Theo phong tục trong đám cưới của người Hàn Quốc, khách mời sẽ trao những phong bì chứa đầy tiền mặt cho cặp đôi như một món quà.
Dịch vụ cho thuê và toàn bộ ngành công nghiệp cưới xin đã chịu tác động không hề nhỏ bởi đại dịch kéo dài. Nhưng mọi thứ đang được cải thiện sau khi Chính phủ Hàn Quốc nới lỏng các quy định trong chiến dịch "sống chung với Covid-19" từ ngày 1/11. Đối với các "diễn viên", mặc dù mức lương không cao nhưng công việc này luôn có sự hấp dẫn nhất định bởi thường diễn ra cuối tuần và cung cấp một bữa ăn ngon. Tôi đã dành khoảng một tiếng rưỡi cho đám cưới, thưởng thức bữa ăn tại nhà hàng tự chọn ở tầng hầm của sảnh cưới và được trả 15.000 won (khoảng 293.000 đồng). Song (29 tuổi) thuộc nhóm "bạn thân thời trung học" với tôi và tự giới thiệu là sinh viên mới tốt nghiệp, cho biết cô kiếm được tổng cộng 60.000 (khoảng 1.180.000 đồng) won trong tháng 11 vừa qua bằng cách tham dự 4 đám cưới. "Một số cặp đôi trực tiếp thuê khách mời thông qua các cộng đồng trực tuyến liên quan đến việc lập kế hoạch đám cưới bằng cách đăng thông báo tuyển dụng. Những người thuê trực tiếp bỏ qua cơ quan môi giới thường được trả lương cao hơn", cô nói. Song cũng "bật mí" thêm, nếu bạn được chọn để bắt bó hoa, bạn sẽ kiếm thêm được 3.000 won (khoảng 59.000 đồng). Sau khi hôn lễ kết thúc, khách mời di chuyển xuống sảnh tiệc ở tầng dưới. Ngay sau đó, cặp vợ chồng mới cưới bắt đầu đi đến bàn tròn, nơi các vị khách đang ngồi.
"Cảm ơn các bạn đã đến, các cô gái. Hãy gặp nhau khi tôi trở về sau tuần trăng mật", cô dâu Min-jung nói, trong khi giới thiệu chúng tôi là bạn từ thời trung học với người thân và bạn bè. Có lẽ khoảnh khắc này quan trọng hơn sự xuất hiện ngắn ngủi của chúng tôi trong phòng chờ trước mặt một vài người. Sảnh tiệc gần như không còn ghế trống, tiếng khách trò chuyện tràn ngập hội trường. Đám cưới coi như thành công tốt đẹp. Sau một ngày làm công việc này, tôi đã nói chuyện với Yoon In-jin, Giáo sư Xã hội học tại ĐH Hàn Quốc. Giáo sư cho rằng: "Trong các nền văn hóa Nho giáo như Hàn Quốc và Nhật Bản, "bộ mặt xã hội" gắn liền với danh dự hoặc nhân phẩm của mỗi cá nhân. Ý thức cộng đồng đã ăn sâu vào văn hóa truyền thống của Hàn Quốc. Các thế hệ cũ đã quen với một đám cưới có nhiều khách mời tham dự, tạo ra gánh nặng cho các cô dâu và chú rể". Ngay sau khi rời rạp cưới, tôi nhận được tin nhắn từ đơn vị dịch vụ. "Tiền công đã được gửi đi. Lễ cưới tiếp theo được lên kế hoạch cho XX. Hãy nhắn tin lại cho chúng tôi nếu bạn quan tâm". Theo Dân Trí Sống thử ở ngôi nhà ma ámNgười nhận sống thử ở ngôi nhà từng xảy ra "cái chết bất thường" thường được trả tiền công theo phút và có thể kiếm tới 1.440 nhân dân tệ (5,1 triệu đồng) cho 24 giờ lưu trú. |