当前位置:首页 > Cúp C2

Hành trình gian khổ của nhà văn Trung Quốc đầu tiên đoạt giải Nobel_kết quả bóng đá indian super league

Mạc Ngôn là một tiểu thuyết gia nổi tiếng người Trung Quốc với lối hành văn giàu trí tưởng tượng và phong cách văn học độc đáo. Với những câu chuyện đầy mê hoặc,ànhtrìnhgiankhổcủanhàvănTrungQuốcđầutiênđoạtgiảkết quả bóng đá indian super league Mạc Ngôn đã khám phá sự phức tạp của xã hội Trung Quốc, pha trộn giữa lịch sử, thần thoại và phê bình xã hội. 

Khó khăn thuở ban đầu

Mạc Ngôn sinh năm 1955 tại Cao Mật, ngôi làng nông thôn ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Cha ông là một nông dân, phải chật vật làm việc để gia đình "không bị đói". Mạc Ngôn đã tận mắt chứng kiến những vất vả, khó khăn người dân thường phải đối mặt, những điều sau này trở thành chủ đề nổi bật trong các tác phẩm của ông.

Mạc Ngôn tên thật là Quản Mạc Nghiệp. Ông lấy bút danh Mạc Ngôn có nghĩa là "không nói".

Năm 12 tuổi, Mạc Ngôn bỏ học, làm việc trong trang trại gia súc, nhà máy sản xuất để phụ giúp cha mẹ. Sau đó, ông gia nhập quân ngũ và bắt đầu đam mê viết lách. Trong thời gian rảnh rỗi, Mạc Ngôn mài giũa ngòi bút và phát triển phong cách văn chương độc đáo.

Ảnh hưởng văn học đối với Mạc Ngôn bắt nguồn từ nhiều nguồn khác nhau, từ văn học cổ điển, truyền thống dân gian đến những giai đoạn lịch sử đầy biến động của Trung Quốc. Những ảnh hưởng này đã hình thành nên phong cách kể chuyện và hành văn mang bản sắc "Mạc Ngôn".

Tác phẩm đầu tiên "Hành động tử tế của rồng" của ông bị từ chối và nhận nhiều chỉ trích. Tuy nhiên, Mạc Ngôn vẫn kiên trì và bền bỉ.

Cuộc đời không phụ người nỗ lực. Ông bước đầu được ghi nhận với tiểu thuyết "Biến đi" (1981). Năm 1987, tiểu thuyết "Cao lương đỏ" đạt được thành công vang dội. Bối cảnh câu chuyện được lấy ở vùng nông thôn phía Đông Bắc Trung Quốc trong những năm 1930-1940, xoay quanh một phụ nữ trẻ bị buộc phải kết hôn với người cô không yêu.

Tiểu thuyết trở thành một trong những cuốn sách bán chạy nhất mọi thời đại ở Trung Quốc và được dịch sang gần 10 ngôn ngữ. Sự nghiệp của Mạc Ngôn bắt đầu "cất cánh" từ lúc này.

Đóng góp vào kho tàng văn học nhân loại

Các tác phẩm của ông được biết đến với những mô tả sống động về cuộc sống nông thôn của những người nông dân tại chính ngôi làng Cao Mật của ông, sử dụng thủ pháp châm biếm và đả kích để khám phá các vấn đề chính trị và xã hội của họ.

Sức khái quát nghệ thuật của Mạc Ngôn lớn tới mức biến làng Cao Mật từ một địa danh địa lý trở thành một địa danh văn học. Những số phận, những con người ấy được ông "chưng cất" từ hiện thực đất nước Trung Quốc suốt mấy chục năm.

Nhiều tác phẩm của Mạc Ngôn đã được dịch và xuất bản tại Việt Nam.

Cho đến nay, Mạc Ngôn đã xuất bản hơn 40 tác phẩm, bao gồm tiểu thuyết và truyện ngắn. Đặc biệt, tiểu thuyết "Cây tỏi nổi giận" (1988) được dịch sang 30 ngôn ngữ và được đón nhận rộng rãi cả ở Trung Quốc và thế giới vì khắc họa chân thực chân dung của cuộc đấu tranh khó khăn của nông dân Trung Quốc trong thế kỷ XX.

 "Tôi nghĩ nhà văn viết vì lương tâm của họ. Họ viết vì độc giả. Chẳng ai viết để đoạt giải cả".

Mạc Ngôn trả lời Nhân Dân Nhật Báo.

"Bởi vậy, văn phong của Mạc Ngôn rất độc đáo. Chỉ cần đọc nửa trang của Mạc Ngôn thôi là bạn đã nhận ngay ra đó là ông".

Chuyên gia Peter Englund thuộc Viện hàn lâm Thụy Ðiển nhận định.

Để ghi nhận những cống hiến của ông cho nền văn học thế giới, năm 2012, Mạc Ngôn nhận giải Nobel Văn học, trở thành nhà văn Trung Quốc đầu tiên nhận được giải thưởng danh giá này. Ủy ban Nobel khen ngợi khả năng kết hợp lịch sử, hiện thực đương đại và truyện dân gian của ông trong một chủ nghĩa hiện thực ảo giác khắc họa "mối liên hệ trần tục với mặt trái của lịch sử".

"Với sự pha trộn giữa các yếu tố huyền ảo, hiện thực, lịch sử và xã hội, Mạc Ngôn đã tạo ra một thế giới gợi nhớ lại những kiệt tác của hai nhà văn lỗi lạc William Faulkner và Gabriel Garcia Marquez" - Viện Hàn lâm Thụy Ðiển đánh giá.

Sự công nhận này đã củng cố địa vị của Mạc Ngôn như một trong những nhân vật văn học nổi bật nhất Trung Quốc, nâng tầm toàn cầu của văn học Trung Quốc đương đại. Đồng thời, việc Mạc Ngôn giành giải Nobel cũng đánh dấu sự hiện diện của văn học châu Á trên sân khấu toàn cầu - vốn bị chi phối bởi văn hóa phương Tây.

Gần 80 tuổi, Mạc Ngôn vẫn tiếp tục dùng ngòi bút truyền cảm hứng cho độc giả và các thế hệ nhà văn trẻ Trung Quốc và thế giới.

Tử Huy

Bi kịch cuộc đời của nhà văn đoạt giải Nobel

Bi kịch cuộc đời của nhà văn đoạt giải Nobel

Trải qua tuổi thơ cơ cực, mồ côi cha và mẹ khuyết tật, Albert Camus vẫn khẳng định tài năng văn chương hiếm có. Tuy nhiên, đời tư không hề phẳng lặng và ông ra đi khi mới ở tuổi 46.

分享到: