Cuộc bàn tròn giữa Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ với GS Ngô Bảo Châu và các khách mời về chủ đề thu hút,ộtrưởngNhạGSChâubànchuyệnthuhútnhântàlịch thi đấu c2 tối nay sử dụng nguồn nhân lực Việt Nam ở nước ngoài đã gợi mở nhiều cách nhìn mới cho vấn đề được nhắc tới từ lâu.
ĐỘC GIẢ BẤM VÀO ĐÂY ĐỂ XEM NỘI DUNG BÀN TRÒN XEM PHẦN 1 XEM PHẦN 2 XEM PHẦN 3 XEM PHẦN 4 |
Mở đầu buổi thảo luận, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ thẳng thắn nhìn nhận, việc thu hút người Việt Nam về nước làm việc không phải mới, song lâu nay việc thực hiện chưa thực sự hiệu quả như mong đợi là do những người làm chính sách chưa thực sự lắng nghe những người họ muốn thu hút về.
GS Ngô Bảo Châu và Bộ trưởng Phùng Xuân nhạ tại bàn tròn trực tuyến do VietNamNet tổ chức chiều 8/8 |
Bộ trưởng Nhạ cho rằng, lâu nay việc thu hút người Việt Nam trở về đâu đó chỉ là ý chí của người lãnh đạo hoặc một vài chính sách được đề xuất chưa chưa xuất phát từ thực tiễn. Vì thế, theo Bộ trưởng Nhạ, cách tiếp cận của Bộ lần này là "đi từ dưới lên", phải xuất phát từ thực tiễn, chứ không ra chính sách chung chung.
Hai nhóm đối tượng cần thu hút
Theo các khách mời, việc thu hút người Việt Nam ở nước ngoài về nước nên chia làm nhiều mức độ và nhiều nhóm đối tượng khác nhau.
Hầu hết các ý kiến đều đồng tình rằng, đối với người Việt Nam ở nước ngoài có thể chia làm 2 nhóm đối tượng để thu hút: Nhóm thứ nhất là những nhà khoa học người Việt Nam đã làm việc lâu năm, có tên tuổi nhất định trong lĩnh vực của mình; nhóm thứ hai là những du học sinh trẻ tuổi vừa tốt nghiệp tiến sĩ hoặc sau tiến sĩ. Với đặc thù của mỗi nhóm, Chính phủ nên có chính sách thu hút riêng.
Từ trái qua:Hiệu trưởng trường ĐH Bách Khoa Hoàng Minh Sơn, Giáo sư Ngô Bảo Châu, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ, Tổng biên tập Tạp chí và Mạng Giáo dục Công dân Toàn cầu Đại học Califfornia Los Angeles, Nguyễn Anh Tuấn |
GS Ngô Bảo Châu đặt vấn đề rằng, việc thu hút người Việt Nam ở nước ngoài về nước trước hết nên nhắm vào nhóm đối tượng thứ nhất, do "đây là những người sẵn sàng về nước với mức lương khá khiêm tốn" và "có nhiều thứ để lôi cuốn họ trở về" hơn là so với nhóm đối tượng thứ 2, những người đã có công việc và cuộc sống ổn định ở nước ngoài.
Theo GS Châu, một tiến sĩ tốt nghiệp ở nước ngoài muốn về làm việc tại một trường đại học hay một cơ quan nhà nước thường sẽ phải vận dụng các mối quan hệ của bân thân và gia đình. Chính "vướng mắc" trong vấn đề tuyển dụng khiến việc thu hút nhân tài chưa hiệu quả.
Từ đó, GS Ngô Bảo Châu cho rằng, các trường đại học, các đơn vị trong nước cần phải công khai và minh bạch thông tin tuyển dụng. Các trường, các đơn vị muốn thu hút một người nào đó sẽ phải cạnh tranh bình đẳng với nhau bằng điều kiện làm việc, chế độ đãi ngộ… Và Bộ GD-ĐT nên có chính sách để thực hiện điều này.
Đồng tình với GS Châu, ông Hoàng Minh Sơn, Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội đề xuất, ngoài việc thông tin rõ ràng và minh bạch về cơ chế tuyển dụng, chế độ đãi ngộ cũng như điều kiện làm việc, Chính phủ nên có chính sách hỗ trợ ban đầu giúp các tiến sĩ trẻ vượt qua được giai đoạn khó khăn bước đầu.
Ủng hộ quan điểm này, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho rằng, đây là nhóm đối tượng mà ông rất quan tâm. Bởi vì cái đích của việc thu hút người tài chính là xây dựng được thế hệ nhà khoa học được đào tạo bài bản, có năng lực và đây chính là hạt nhân để xây dựng một thế hệ như thế.
Bộ trưởng Nhạ cũng cho rằng, chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về thu hút người tài cũng nhắm vào nhóm đối tượng này. Vì thế, sắp tới, Bộ GD-ĐT sẽ bàn với các bộ ngành kiến nghị lên chính phủ xây dựng một quỹ tài trợ những tiến sĩ trẻ tuổi về nước thông qua hình thức các đặt hàng nghiên cứu.
Play