"Có nên cho mượn xehay không" là chủ đề "vô tận" với độc giả VietNamNet. Cùng điểm lại những câu chuyện được độc giả chia sẻ và bàn luận nhiều nhất trong năm qua “1001” câu chuyện mượn xe Có bằng lái nhưng chưa có điều kiện mua xe,ượnôtôChủxetayđưachìakhoálòngnhưlửađốgiải bundesliga đức nhiều người chọn cách thuê xe tự lái để đưa gia đình, bạn bè đi chơi hay về quê dịp lễ Tết. Người có quan hệ thì mượn xe của bạn bè, người thân để đi, vừa tiết kiệm được một khoản tiền thuê xe, lại chủ động trong đi lại. Có thể nói, việc mượn xe của anh em, bạn bè để phục vụ công việc, gia đình là hết sức bình thường và khá phổ biến hiện nay. Đa số chủ xe nếu không cần đi đến đều sẵn sàng cho bạn bè, người thân mượn khi có việc cần. Anh Đỗ Đình Long (35 tuổi, trú tại quận Thanh Xuân, Hà Nội) chia sẻ, anh có một chiếc KIA Cerato cũ nhưng mỗi tháng chỉ đi đến 1-2 lần. Mấy người bạn thân của anh Long ở gần đó hay qua mượn khi cần và anh đều rất vui vẻ. “Có lần, bạn tôi mượn cả tuần lễ để đi giải quyết công việc. Họ không có phương tiện và cần lắm thì mới mượn mình chứ nếu có điều kiện thì họ đã mua xe rồi. Xe ít đi quá cũng không tốt”, anh Long chia sẻ.
Tuy nhiên, trên thực tế, rất nhiều người mượn xe lại có tâm lý mượn được 1 lần thì mượn mãi hoặc mượn xe mà “quên” đổ xăng hết lần này đến lần khác khiến chủ xe rất không hài lòng. Điển hình như câu chuyện “khó xử” của độc giả Tuấn Minh (34 tuổi, trú tại huyện Gia Lâm, Hà Nội) về việc cậu em trai vợ mới lấy bằng lái xe được 2 tháng và muốn mượn xe để đưa bạn bè đi chơi xa trong dịp Tết Dương lịch. Khác với nhiều lần trước đó, lần này anh Tuấn đã từ chối cho cậu em mượn xe với lý do cậu này còn quá trẻ, mới 22 tuổi lại chưa có nhiều kinh nghiệm đi đường trường nên khó đảm bảo an toàn, nhất là với tình hình giao thông phức tạp vào kỳ nghỉ lễ. Tuy vậy, sự lo lắng của anh Tuấn lại có vẻ như “không được lòng” gia đình nhà vợ. Thậm chí vợ anh còn cho rằng anh keo kiệt với gia đình nhà vợ khiến hai vợ chồng xảy ra xích mích Hay mới đây, VietNamNet đã chia sẻ câu chuyện của độc giả P.T.T. (30 tuổi, trú tại Hà Nội) bị người anh họ bên vợ “nói kháy” trên mạng xã hội sau khi thẳng thắn góp ý rằng nên rửa xe sạch sẽ trước khi trả. Theo chia sẻ, người anh họ bên vợ của anh T. có “thói quen” là khoảng 2 tháng nay, cứ cuối tuần là qua mượn xe để đưa gia đình đi chơi. Tuy nhiên, chiếc xe khi trả thường trong tình trạng bẩn từ ngoài vào trong, nhiều lần còn “quên” đổ xăng khiến anh T. bức xúc. Đỉnh điểm khi anh T. có việc phải đưa gia đình đi có việc gấp, khi ra đến xe thì đầy rác, thức ăn thừa, thậm chí phía sau cốp còn bốc mùi cá phân huỷ nồng nặc. Quá bức xúc, anh T. nhắn tin cho ông anh kia với mong muốn lần sau rút kinh nghiệm. Thế nhưng, thay vì nhận được sự tiếp thu, người anh họ lại “nổi khùng” lên tỏ ý chê anh T. hẹp hòi, tính toán, so đo với cả người nhà. Thậm chí, anh này sau đó có lên mạng đăng status “nói kháy” anh T. rằng “xe cỏ” mà làm như xe sang khiến anh T. cảm thấy rất khó xử, nhất là với gia đình nhà vợ. Chuyện dài muôn thuở Những câu chuyện trên sau khi được VietNamNet chia sẻ đã nhận được rất nhiều ý kiến của độc giả. Đa số tỏ ra đồng cảm sâu sắc và cho rằng, vấn đề cho mượn xe không mới nhưng khá tế nhị và phức tạp, thậm chí ẩn chứa rất nhiều rủi ro. Nguyễn Thanh Bình nêu ý kiến: “Mượn xe cũng phải có ý thức và biết điều, có việc cần lắm mới mượn chứ tuần nào cũng mượn để đi chơi thì mua xe mà đi”. Đồng tình với ý kiến trên, độc giả JB Nguyễn cho rằng: “Mượn 3 lần thì là nhờ vả, lần thứ 4 là lợi dụng. Mượn xe thì tối thiểu cũng phải rửa sạch và đổ đầy xăng thì mới mang trả”. Độc giả Mai Ngọc mạnh mẽ nêu ý kiến: “Mấy người không biết điều, gặp mình mình cũng chẳng cho mượn. Ô tô là tài sản cả đời mới mua được, chỉ có mình mới hiểu nó đáng quý như thế nào. Mua xe để phục vụ bản thân và gia đình chứ có phải suốt ngày cho mượn đâu”. Rất nhiều người đồng tình việc không cho mượn xe và cho rằng cần kiên quyết không cho mượn, tuy nhiên trên thực tế thì việc “lắc đầu” từ chối lại rất khó khăn.
Anh Nguyễn Thành Lợi (Đà Nẵng) cho rằng, người mượn xe mình chủ yếu là bạn bè, người quen nên từ chối rất khó. Anh thường cho bạn bè, người quen mượn nhưng trong lòng thì không an tâm. “Vì mối quan hệ và thường xuyên gặp mặt nên nếu không cho mượn cũng rất khó nghĩ. Mà cho mượn lại có trăm nỗi lo như xe có trục trặc gì không, đi có an toàn không, có va chạm ở đâu không, hay có bị phạt nguội không,...”, anh Lợi chia sẻ. Còn anh Huỳnh Minh (TP.HCM) kể: “Có cậu em cùng cơ quan thỉnh thoảng vẫn mượn xe tôi. Tuần vừa rồi biết tôi ở nhà nên đã gọi điện mượn xe để đi chơi. Tôi đã từ chối với lý do phải đưa gia đình về quê 2 ngày. Cậu em này sau đó biết tôi đã không về quê mà chỉ đưa vợ con đi siêu thị gần nhà đã quay ra trách tôi không đi đến xe mà không cho mượn.” Có thể nói, xung quanh vấn đề tế nhị là mượn xe ô tô cũng có vô vàn câu chuyện với nhiều cung bậc “hỷ, nộ, ái, ố” khác nhau. Và hơn ai hết, người trong cuộc sẽ hiểu rõ nhất giá trị của chiếc xe cũng như sự cần thiết của việc cho một ai đó mượn xe mình. Hoàng Hiệp Bạn có góc nhìn nào về câu chuyện trên? Hãy chia sẻ ý kiến của bạn dưới phần bình luận hoặc gửi bài viết về ban Ô tô Xe máy – báo VietNamNet theo địa chỉ: [email protected]. Những nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn! Đã mượn xe, tối thiểu cũng nên đổ xăng và rửa sạch trước khi trảKhoảng 2 tháng nay, cứ cuối tuần là anh họ bên vợ mượn ô tô để đưa gia đình đi chơi, tôi rất thoải mái cho mượn nhưng lần nào nhận lại xe cũng trong tình trạng xăng cạn, rác ngập. |