Thời điểm của công nghệ 5G đã đến. Dường như người tiêu dùng cũng đã sẵn sàng đón nhận. Từ các nhà mạng,ữngđiềucầnbiếtvềcôngnghệmạbong da thanh hoa công ty sản xuất smartphone đến công ty sản xuất chip đều mong muốn nhanh chóng đưa 5G vào kinh doanh.
Với hàng loạt quảng cáo xuất hiện rầm rộ trong thời gian vừa qua, nhiều người đang có một số hiểu biết sai lầm về mạng 5G. Vậy 5G là gì, dành cho ai và mang đến lợi ích như thế nào?
5G là gì?
5G là công nghệ mạng không dây thế hệ thứ năm, kế tiếp công nghệ 4G. 5G là tên gọi đồng thời là tiêu chuẩn cơ bản để các giao thức mạng không dây tiến hành triển khai cụ thể trên thực tế.
Một cách chung nhất, có thể nói 5G là công nghệ mạng dùng tần số vô tuyến cao hơn để mang đến tốc độ truyền tải tốt hơn, độ trễ thấp hơn và kết nối nhiều thiết bị hơn.
Như một điều hiển nhiên, ưu điểm lớn nhất của 5G được nói đến chính là tốc độ. Về mặt lí thuyết, tốc độ tốc đa của mạng 5G lên tới 20 Gbps, gấp 10 lần tốc độ 2 Gbps của 4G. Thậm chí, chỉ cần hoạt động với mức truyền tải 10 Gbps, thì 5G vẫn đạt đến tốc độ mạng Wi-Fi tiên tiến nhất hiện nay, Wi-Fi 802.11ax.
Tuy nhiên, tốc độ không phải là ưu điểm duy nhất của 5G. Khả năng kết nối với độ trễ thấp cũng là tính năng đáng chú ý, nhất là đối với các tiêu chuẩn không giây yêu cầu độ trễ ở mức 1 ms.
Đây là điều quan trọng, không chỉ đối với ngành công nghiệp game online mà cả lĩnh vực Internet vạn vật (IoT) và xe hơi thông minh. 5G hỗ trợ kết nối nhiều thiết bị hơn trong cùng một thời điểm. Điều này rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay, khi ngày càng có nhiều thiết bị được trang bị kết nối không dây.
Nhược điểm của 5G là gì?
Để đạt được tốc độ tuyệt vời đó, công nghệ mới phải đánh đổi một tính năng khác. Công nghệ 5G yêu cầu dải tần số từ 3 đến 300 GHz. Sóng vô tuyến chỉ có thể di chuyển trên tần số này một quãng đường ngắn, dễ bị nhiễu bởi thời tiết và các vật cản.
Do đó, để đạt được tốc độ tiêu chuẩn của 5G, nhà mạng phải gia tăng số lượng ăng-ten phát sóng, rút ngắn khoảng cách giữa các trạm phát. Mặt khác, những trạm cao chót vót hiện tại của mạng 4G cũng không hoạt động tốt với công nghệ mới.
Chính vì đặc điểm này mà trong giai đoạn đầu triển khai 5G các nhà mạng vận hành hệ thống ở tần số dưới 6 GHz. Đây là tần số đáp ứng được các tiêu chuẩn cơ bản của 5G, đồng thời có khả năng truyền tải dữ liệu đáng tin cậy hơn, khoảng cách xa hơn nhưng lại không đạt được tốc độ cao như lý thuyết của 5G.
Trong tương lai gần, mạng 5G sẽ vẫn chuyển đổi qua lại giữa tần số dưới 6 GHz và tần số tiêu chuẩn đến khi hạ tầng công nghệ đạt được ở mức tốt nhất.
5G có thay thế được Wi-Fi?
Với ưu điểm tốc độ cao và độ trễ thấp của mạng 5G, nhiều người sẽ đặt ra câu hỏi liệu 5G có thay thế được Wi-Fi băng thông rộng hay không. Wi-Fi là một tiêu chuẩn riêng biệt, tốc độ phát triển độc lập với công nghệ mạng không dây và sử dụng tốt trong nhiều điều kiện khác nhau.
Hiện tại, chuẩn Wi-Fi nhanh nhất là 802.11ax với mức truyền tải khoảng 10 Gbps, nhanh không kém gì so với 5G. Ngoài ra, xét trên khía cạnh phạm vi sử dụng và mức độ ổn định thì 5G còn rất lâu mới có thể thay thế được Wi-Fi. Không một ai muốn kết nối mạng của mình bị gián đoạn chỉ vì thời tiết thay đổi.
Trong tương lai, vai trò của 5G sẽ tăng lên và thay thế một phần Wi-Fi trong nhiều trường hợp khác nhau. Các thiết bị IoT không cần kết nối liên tục cũng như không phải lúc nào nào cũng đòi hỏi tốc độ cao.
Bên cạnh đó, hạ tầng của thành phố thông minh hoặc xe hơi thông minh sẽ tận dụng được ưu thế của kết nối độ trễ thấp từ 5G.
Điện thoại nào tương thích với 5G?
Về mặt kĩ thuật, hiện tại chưa có smartphone nào thực sự hoạt động trên mạng 5G. Nhiều nhà sản xuất đã tuyên bố sẵn sàng tung ra thiết bị hỗ trợ khi hệ thống mạng tốc độ cao này được vận hành chính thức, ngoại trừ Apple.
Motorola là công ty đầu tiên tung ra smartphone có khả năng hỗ trợ mạng 5G, nhưng lại phải thông qua một phụ kiện mở rộng có tên 5G Moto Mod dành cho chiếc Moto Z3.
Điện thoại 5G thực sự đầu tiên có lẽ là thiết bị đến từ Samsung với việc họ đã nhiệt tình giới thiệu trong sự kiện của Qualcomm. Chipset Snapdragon 855 sẽ hỗ trợ kết nối 5G với modem 5G X50, tuy nhiên các nhà sản xuất được phép chọn phiên bản có tích hợp modem này hay không.
Một vấn đề đối phần cứng của kết nối 5G là chi phí sản xuất. Mặc dù Qualcomm đã giảm giá thành phiên bản có 5G nhằm gia tăng sức cạnh tranh của Snapdragon 855 nhưng người dùng vẫn phải trả thêm một chi phí đáng kể.
Theo Giám đốc điều hành OnePlus, Pete Lau thì giá bán sẽ đội thêm từ 200 USD đến 300 USD đối với những smartphone 5G. Chưa kể đến việc hóa đơn sử dụng dữ liệu mạng của người dùng cũng sẽ tăng lên chóng mặt với tốc độ kết nối siêu nhanh này.
Khi nào người dùng được sử dụng mạng 5G
Chắc chắn 5G sẽ không xuất hiện trên diện rộng vào năm 2019, chỉ vài nhà mạng vận hành thử nghiệm và một lượng người dùng hạn chế có thể tiếp cận 5G.
Tại Mỹ, hai nhà mạng lớn là Verizon và AT&T đã có kế hoạch triển khai 5G trong năm nay nhưng không rõ có thực hiện được theo tiến độ dự tính không, khi mà còn chưa đầy một tháng nữa đã bước qua năm 2019. Trong khi đó, T-Mobile và Sprint vẫn chưa có kế hoạch gì trong năm nay.
Các thị trường khác như Anh, Australia, Canada và Trung Quốc đều đang tiến hành triển khai 5G theo kế hoạch của riêng mình với tốc độ mạng khác nhau. Nhìn lại quá trình phát triển của 4G, nhiều khả năng phải sau năm 2020 thì 5G mới cơ bản có mặt trên phạm vi tương đối rộng. Vì vậy dự định ra mắt iPhone hỗ trợ 5G của Apple có thể sẽ đúng thời điểm hơn.
Tạm kết
Công nghệ 5G sẽ phổ biến như là một xu thế không thể đảo ngược trên phạm vi toàn cầu. Hiện nay chúng ta chưa khai thác tối đa tốc độ của mạng 4G nhưng 5G không chỉ là bước nhảy vọt về tốc độ mà còn mang đến khả năng kết nối rộng hơn, độ trễ thấp hơn.
Các kế hoạch triển khai 5G đang được thực hiện ráo riết nhưng phải mất thêm vài năm nữa thì công nghệ này mới có thể phổ biến trên phạm vi toàn cầu. Người dùng sẽ được hưởng lợi từ tốc độ kết nối siêu tốc nhưng cũng đối mặt với thực trạng giá bán thiết bị cao hơn và hóa đơn sử dụng dữ liệu di động của họ cũng sẽ tăng theo.
Theo Zing
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)