Cố vấn kỹ thuật số Marten Kaevats của Estonia. Ảnh: Internet |
Được công nhận rộng rãi là một trong những quốc gia đi đầu về chính phủ điện tử,âydựngchínhphủđiệntửbằngcáchnàsoi cầu lô đề miền nam Estonia đã xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin công cộng mang lại thuận tiện, bảo mật và trao đổi dữ liệu. Làm thế nào Estonia, đất nước mới chỉ độc lập năm 1991, làm được kỳ tích này? Cố vấn kỹ thuật số Marten Kaevats đã chia sẻ về hành trình tiến tới “chính phủ vô hình” của Estonia.
Chưa đầy 4 năm trước, Marten Kaevats không thể tưởng tượng ông sẽ làm việc trong khu vực công. Ngày nay, ông là Cố vấn kỹ thuật số quốc gia của Estonia. Theo ông, khu vực công thậm chí còn cởi mở với các ý tưởng mới hơn cả doanh nghiệp.
Là một chuyên gia trí tuệ nhân tạo (AI), Kaevat là nhân vật quan trọng của một trong các chính phủ hiện đại bậc nhất thế giới. Hướng đi rõ ràng của Estonia là trở thành “chính phủ vô hình”. Ông tin rằng mọi thứ mà công dân muốn từ chính phủ đều có nhận một cách tự động mà không cần phải đến văn phòng hay nộp đơn và Estonia sẽ làm được trong vòng 5 đến 8 năm.
Chẳng hạn, chỉ vài phút sau khi một đứa trẻ ra đời, cha mẹ sẽ nhận được email thông báo về phúc lợi của mình, đưa ra lựa chọn về trường mầm non. Email tự động tương tự sẽ gửi đến sau khi mỗi sự kiện quan trọng của mọi người như mất việc, nghỉ hưu, người thân qua đời. Thuật toán sẽ dùng tới mọi thông tin cần thiết để làm được điều này và các cơ quan sẽ tự động liên hệ với công dân để thông báo: “Tiền của anh đây”.
Một trong những nguyên tắc quan trọng của Estonia là cấm cơ quan chức năng hỏi công dân dữ liệu mà nhà nước đã có. Tức là, họ phải lấy dữ liệu đó từ đồng nghiệp trong tổ chức chính phủ và nếu cần thiết phải xin phép công dân.
Sở dĩ có thể làm được điều này dựa trên hai hệ thống điện tử nòng cốt: chứng minh thư kỹ thuật số, thứ mọi người có thể dùng để ký hợp đồng, truy cập dịch vụ công, xem hồ sơ y tế, nộp thuế, bầu cử và X-road, bộ giao thức bảo mật – liên lạc cho phép truyền dữ liệu nhanh chóng, an toàn giữa nhiều cơ sở dữ liệu và hệ thống kỹ thuật số.
Cơ sở hạ tầng kỹ thuật số của Estonia không chỉ tiết kiệm chi phí quản lý, vận chuyển mà còn cung cấp khả năng bảo mật vô cùng cao.
Theo Kaevats, cơ chế phân tán mạnh hơn nhiều cơ chế tập trung. Hacker phải phá vỡ 300 máy chủ trong một phần nghìn giây để xâm nhập hệ thống. Estonia cũng cần bảo mật: năm 2007, nước này bị tấn công DDoS nhưng chỉ bị thiệt hại trên bề nổi và tin tặc không thể xâm nhập vào phần nhân hệ thống.
Nhận thức được nguy cơ từ tấn công mạng, Estonia phát triển “đại sứ quán dữ liệu” đầu tiên trên thế giới tại Luxembourg: là nơi lưu trữ dữ liệu đặt tại nước ngoài, được bảo vệ và miễn trừ dành cho đại sứ quán theo luật pháp quốc tế. Bản sao điện tử của hệ thống thông tin quan trọng – đáng chú ý là 10 cơ sở dữ liệu ưu tiên, bao gồm hệ thống thông tin ngân khố; danh sách dân cư, đất đai, kinh doanh, bảo hiểm; cơ sở dữ liệu định danh – đều được lưu trữ an toàn tại đây, đảm bảo mọi thứ được vận hành dù xảy ra bất kỳ chuyện gì.