Các sự việc tương tự vụ Thơ Nguyễn sẽ được xử lý nhanh hơn Những ngày qua,ụThơNguyễnCụcATTTCụcTrẻemvàTikTokthiếtlậtrùc tiep bong da TikToker Thơ Nguyễn (tên thật là N.T.H.T, thường trú tại thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương) bị phản đối mạnh mẽ do đăng tải 2 clip có nội dung phản cảm, độc hại với trẻ em vào các ngày 25/2 và 27/2. Đặc biệt, clip dùng búp bê “cầu vía học giỏi” đăng ngày 27/2 của Thơ Nguyễn được đánh giá có chứa nội dung mê tín dị đoan, không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam, gây ảnh hưởng tiêu cực đối với sự phát triển và nhận thức của trẻ em, khiến nhiều phụ huynh và dư luận bức xúc. Các cơ quan chức năng đã làm việc với TikToker Thơ Nguyễn. Chủ tài khoản các kênh mạng xã hội YouTube, TikTok Thơ Nguyễn cũng bị Sở TT&TT tỉnh Bình Dương xử phạt vi phạm hành chính cho hành vi cung cấp, chia sẻ thông tin cổ súy mê tín dị đoan kể trên. Dẫu vậy, việc rút ra kinh nghiệm, bài học từ vụ của TikToker Thơ Nguyễn vừa qua là vấn đề mà các cơ quan, đơn vị liên quan cần quan tâm. | Với việc thiết lập hotline có sự tham gia của Cục An toàn thông tin, Cục Trẻ em cùng với TikTok, các nội dung thông tin độc hại với trẻ em sẽ được xử lý nhanh hơn. (Ảnh minh họa: Internet) |
Ở góc độ của đơn vị được Bộ TT&TT giao trực tiếp soạn thảo Đề án “Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng giai đoạn 2021 - 2025”, như ICTnews đã thông tin, chiều ngày 17/3, Cục An toàn thông tin đã cùng Cục Trẻ em, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội làm việc với đại diện Công ty TNHH công nghệ TikTok Việt Nam. Một nội dung được đại diện các đơn vị tập trung trao đổi, thảo luận tại buổi làm việc này là làm sao để có thể xử lý nhanh những nội dung thông tin phản cảm, độc hại với trẻ em trên nền tảng TikTok, tránh tình trạng sau khi sự việc xảy ra, cộng đồng mạng và các cơ quan truyền thông lên án, mới xử lý như trường hợp vừa xảy ra trên kênh Thơ Nguyễn. Cục An toàn thông tin, Cục Trẻ em và TikTok Việt Nam đã thống nhất thiết lập một đường dây nóng (hotline), tạo điều kiện cho ba đơn vị thường xuyên trao đổi, cập nhật những thông tin, vụ việc xảy ra trên các kênh TikTok. Mục tiêu của việc lập hotline hoạt động 24/7 là nhằm xử lý nhanh những nội dung tương tự như vụ đưa thông tin độc hại với trẻ em trên kênh Thơ Nguyễn có thể lặp lại hoặc sẽ phát sinh trong tương lai. Đề nghị TikTok tăng cường đào tạo đội ngũ kiểm duyệt nội dung Cũng từ vụ việc Thơ Nguyễn, Cục An toàn thông tin và Cục Trẻ em đề nghị TikTok tăng cường kế hoạch đào tạo, đào tạo lại, đào tạo nâng cao để cập nhật thêm kiến thức về văn hóa, tín ngưỡng cũng như lịch sử của Việt Nam cho đội ngũ nhân viên kiểm duyệt nội dung. “Đội ngũ này cần nhạy cảm hơn, ý thức sâu sắc hơn về văn hóa, lịch sử, tín ngưỡng, giá trị đạo đức của Việt Nam, nhất là khi họ duyệt nội dung cho đối tượng trẻ em”, đại diện Cục An toàn thông tin lưu ý. Cục An toàn thông tin và Cục Trẻ em đánh giá TikTok trong thời gian qua đã có một số chương trình, hoạt động giúp lan tỏa những nội dung tích cực, nội dung tốt cho cộng đồng người dân Việt Nam tham gia nền tảng. Vì thế, hai cơ quan đề nghị TikTok nghiên cứu để bổ sung thêm các nội dung tốt, phù hợp với trẻ em vào các chương trình cộng đồng, góp phần “lấy cái đẹp, dẹp cái xấu”, tham gia hỗ trợ các em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên không gian mạng. Là một nhà sáng tạo nội dung thu hút được nhiều sự quan tâm của cộng đồng, nhất là đối tượng trẻ em, Thơ Nguyễn hiện có 3 kênh thông tin trên mạng là: YouTuber Thơ Nguyễn với 8,7 triệu lượt người theo dõi, TikTok Thơ Nguyễn với 900.000 lượt theo dõi và Fanpage Thơ Nguyễn 400.000 lượt follow. Các cơ quan chức năng cũng khuyến khích Thơ Nguyễn cùng những nhà sáng tạo nội dung khác tới đây sẽ tiếp tục đầu tư, trau chuốt để tạo ra nhiều clip có nội dung tốt, tích cực, phù hợp với trẻ em. Trước đó, từ đầu tháng 3/2020, Cục An toàn thông tin và Cục Trẻ em đã ký kết kế hoạch phối hợp về bảo vệ và hỗ trợ trẻ em trên không gian mạng. Kế hoạch hướng tới mục tiêu tăng cường sự phối hợp chỉ đạo, triển khai có hiệu quả các giải pháp bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng. Nhiều nội dung hoạt động đã và đang được hai cơ quan phối hợp thực hiện như: khảo sát, đánh giá tác động của môi trường mạng; xây dựng, hướng dẫn về bộ tiêu chí bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng; xây dựng mạng lưới bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng để kết nối các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cùng hoạt động vì trẻ em... M.T Cục ATTT đề nghị TikTok Việt Nam xử lý clip phản cảm trên kênh Thơ NguyễnNhận định các clip có nội dung phản cảm trên kênh TikTok Thơ Nguyễn ảnh hưởng tiêu cực đến nhận thức của trẻ em, Cục An toàn thông tin (ATTT) vừa đề nghị TikTok Việt Nam khẩn trương có biện pháp xử lý video, chủ tài khoản kênh này. |