- Trong khoảng vài năm trở lại đây,ọcsinhthếnàomớilàgiáodụgiai vo dich tho nhi ky thỉnh thoảng tôi lại đọc được những tin tức "rùng mình" về các hình phạt mà giáo viên dành cho học sinh ở Việt Nam.
Đó là các chuyện từ bạo hành về thể chất như cô giáo phạt uống nước giẻ lau bảng, cô giáo đánh học sinh vì không làm bài tập, gần đây nhất là cô giáo bắt học sinh tát bạn 231 cái cho đến bạo hành bằng tinh thần như chuyện cô giáo đến lớp không nói trong suốt 3 tháng, hay cô giáo chửi học sinh bằng những lời lẽ tục tĩu.
Tôi đem những câu chuyện này ra hỏi cô con gái đang học lớp 6 tại Pháp xem con nghĩ thế nào.
Con tôi tròn mắt ngạc nhiên, bảo rằng, những chuyện này thực quá kinh khủng và độc ác, em chưa từng gặp hay nghe nói bao giờ.
Từ lúc con đi học mẫu giáo tới giờ, con chưa từng chứng kiến bạn nào phải nhận hình phạt về thể chất, hay bị chửi bới, sỉ nhục trước cả lớp.
Trường học Pháp phạt học sinh như thế nào?
Ở trường con học, thầy cô phạt "kiểu khác" cơ, con tôi nhấn mạnh.
Ở cấp mẫu giáo và tiểu học, nếu học sinh phạm lỗi, tùy theo cấp độ, cô giáo sẽ phạt các cháu theo mức như là cho ra ngồi riêng một chỗ, sang lớp lớn hơn hoặc bé hơn ngồi học, và nặng nhất là lên phòng hiệu trưởng ngồi.
Nếu phạm lỗi trong giờ ra chơi sẽ phải lại ghế băng ngồi bên cạnh giám thị trong một khoảng thời gian nhất định.
Trong trường hợp nghiêm trọng, nhà trường sẽ mời phụ huynh đến trường để nói chuyện.
Thông thường, học sinh phạm lỗi vì nói chuyện riêng quá nhiều trong giờ học, gây gổ hoặc đánh nhau với bạn hoặc sử dụng lời nói chưa đúng mực.
Lên cấp hai, ở trường con tôi có bảng chấm lỗi. Cứ sáu lần phạm lỗi bị đánh dấu đỏ thì học sinh sẽ phải vào phòng giám thị ngồi 1 tiếng.
Những lỗi bị đánh dấu đỏ có thể là quên làm bài tập về nhà, quên mang sách vở tới lớp, hoặc nghịch ngợm, nói chuyện riêng quá nhiều trong giờ học.
Đặc biệt, nếu cười nhạo, chê bai bạn bè thì sẽ ngay lập tức bị lên phòng giám thị ngồi 2 tiếng vào chiều thứ tư, là buổi chiều trong tuần mà các cháu được nghỉ học.
Con tôi khẳng định, từ lúc đi học tới giờ, con chưa từng thấy giáo viên nào đánh học sinh, kể cả dùng thước đánh nhẹ vào tay cũng không.
Trước đây tại Pháp, giáo viên được phép dùng hình phạt như là phạt roi hay đội mũ con lừa, nhưng từ năm 1991, luật giáo dục quy định rằng những hình phạt về thể chất hoàn toàn bị nghiêm cấm.
Thậm chí, kể cả việc phạt trẻ ngồi trong góc không có người trông hoặc không bắt trẻ ngồi yên hoàn toàn trong suốt giờ ra chơi cũng không được thực hiện nữa.
Đối với học sinh cấp hai và cấp ba, việc bắt học sinh chép phạt hay chấm điểm không để phạt học sinh được xem là phạm pháp.
Tới năm 2000, luật này được áp dụng với các hình thức bạo hành lời nói; bất kỳ hành vi bạo hành ngôn từ hay sử dụng lời lẽ, thái độ sỉ nhục đối với học sinh đều hoàn toàn bị nghiêm cấm.
Hình thức xử phạt cho bất kỳ giáo viên nào vi phạm cũng rất nghiêm khắc.
Vào năm 2013, một giáo viên 51 tuổi tại thành phố Bretteville đã nhận 1 tháng tù treo khi dán nhãn lên trán một nữ học sinh 10 tuổi khi cô bé nghịch ngợm.
Giáo viên này giải thich rằng ông chọn cách hài hước để dạy dỗ học sinh, nhưng cha mẹ cô bé lại cho rằng đó là hành động bạo lực nghiêm trọng, và đã khởi kiện giáo viên này.
Mới đây, 3 giáo viên của một trường tư tại thành phố Saint-Malo vừa nhận án 4 tháng tù giam do áp dụng các hình phạt thân thể đối với học sinh.
Cuộc điều tra được bắt đầu bằng một cú điện thoại nặc danh gọi đến 911 tố cáo rằng những người này thường tát, đánh roi, bắt học sinh nằm trên sàn nhà hoặc rửa miệng bằng xà phòng.
Có bảy học sinh được xác nhận trong vụ việc.
Tuy nhiên, những nhà giáo dục người Pháp vẫn chưa hài lòng với điều này.
Trao đổi với phóng viên báo lepoint, bà Béatrice Sabaté, Chủ tịch Hiệp hội Kỷ luật Tích cực Pháp cho rằng cần loại bỏ hoàn toàn các hình thức kỷ luật tại trường học và thay vào đó, cần áp dụng phương pháp kỷ luật tích cực.
Bà cho rằng, các hình phạt sẽ tạo ra một không gian không có lợi cho việc học và chỉ khiến trẻ trở nên càng nổi loạn và chống đối hơn, trong khi các biện pháp kỷ luật tích cực sẽ khiến cho các hình phạt không còn cần thiết nữa.
Nói về hình phạt, nhà tâm lý học người Mỹ Daniel Siegel cũng cho rằng, khi kỷ luật biến thành hình phạt, chúng ta đã bỏ lỡ cơ hội giáo dục.
Nhà quản lý: Cần hành động kịp thời, triệt để
Quay trở lại với sự việc ở Việt Nam, nguyên nhân của những bạo hành đến từ giáo viên là gì?
Là do áp lực thành tích, là do trình độ yếu kém, là do thiếu kỹ năng hay do lệch lạc về nhận thức?
Cái suy nghĩ "yêu cho roi cho vọt", phải dùng đòn roi, hình phạt nặng nề để răn đe, dạy dỗ dường như ăn sâu vào tâm thức của nhiều người, sâu tới mức tàn nhẫn và độc ác.
Mục đích của giáo dục là gì, chúng ta mong chờ gì ở thế hệ trẻ, khi mà chính những mầm mống về cái ác lại được bắt nguồn và dung dưỡng từ trong môi trường giáo dục?
Chúng ta mong chờ gì ở "thế hệ 4.0" khi các em còn quá yếu ớt, không dám phản kháng chống lại cái ác để đứng về phía lẽ phải?
Trong khi nền giáo dục của thế giới đã phát triển cách chúng ta rất xa, nơi môi trường giáo dục không chỉ dạy các em về kiến thức mà còn giúp các em phát triển trí tuệ cảm xúc, thì tại Việt Nam, chúng ta vẫn còn luẩn quẩn với những hình phạt đòn roi bất nhẫn.
Tôi sợ rằng, câu hỏi về giải pháp còn phải rất lâu nữa mới tìm được câu trả lời, nếu như, các nhà lãnh đạo không hành động kịp thời và triệt để.
Nguyên Kan (Pháp)
Giáo viên nói học sinh tát bạn, hiệu trưởng xin lỗi sâu sắc
Hiệu trưởng Trường Tiểu học Quang Trung gửi lời xin lỗi sau sự việc một cô giáo trẻ của trường yêu cầu học sinh tát bạn vì nói bậy.