Tuy nhiên,òaánĐứctuyênbốiPhonekhôngviphạmbằngsángchếcủaQualcommtrongvụkiệnthứhôm nay có trận bóng đá nào quyết định của vị thẩm phán liên quan vụ kiện này lại không dựa trên căn cứ nào, và tuyên bố của ông rằng iPhone của Apple không vi phạm bằng sáng chế cũng chỉ là...tuyên bố miệng mà thôi. Một hồ sơ đầy đủ với lý do cụ thể cho quyết định này sẽ được đưa ra trong tương lai, nhưng có lẽ Apple sẽ phải đợi thêm một thời gian nữa. Bằng sáng chế trong vụ kiện này, EP2360270, đề cập đến tính năng quản lý năng lượng trong các bóng bán dẫn, được cấp cho Qualcomm vào năm 2009 và Apple bị hãng này cáo buộc sử dụng trái phép để phục vụ việc quản lý năng lượng trên iPhone. Qualcomm cho rằng một loạt các mẫu iPhone cao nhất là iPhone 8 đều là các đối tượng vi phạm bằng sáng chế của họ. "Apple có lịch sử vi phạm các bằng sáng chế của chúng tôi" - Phó Chủ tịch của Qualcomm, đồng thời là Tổng cố vấn của công ty, Don Rosenberg nói - "Dù chúng tôi không tán đồng với quyết định của tòa án Mannheim và sẽ kháng cáo, chúng tôi sẽ tiếp tục tìm cách cưỡng chế thực hiện các quyền sở hữu trí tuệ của mình đối với Apple trên toàn cầu". Apple hiện chưa đưa ra nhận xét về vấn đề này, nhưng hãng có chỉ ra một tuyên bố trước đó có liên quan, được đưa ra sau phán quyết vào ngày 20/12. "Chiến dịch của Qualcomm là một nỗ lực điên cuồng nhằm gây phân tâm khỏi những vấn đề thực tế giữa hai công ty. Chiến thuật của họ, trước tòa án và trong hoạt động kinh doanh thường ngày, đang gây hại cho đổi mới và làm tổn thương người tiêu dùng" - Apple viết - "Qualcomm khăng khăng đòi hỏi các khoản phí cắt cổ cho những thứ họ không hề làm ra và họ đang bị điều tra bởi các chính phủ trên toàn thế giới vì hành vi của mình" Quyết định lần này tất nhiên không có tác động gì với lệnh cấm trước đây vốn đã được đưa vào áp dụng. Cuộc chiến giữa Qualcomm và Apple đang bùng nổ trên nhiều mặt trận. Qualcomm đã thành công trong việc cấm bán một số mẫu iPhone tại Trung Quốc, nhưng Apple tin rằng họ chỉ cần tung ra một bản vá cho iOS 12 là sẽ giải quyết được bằng sáng chế đó. Tại Mỹ, USITC mới đây đã tuyên bố sẽ xem lại phán quyết của thẩm phán đã nghỉ hưu, chuyên về luật hành chính là Thomas Pender, rằng Apple đã vi phạm một bằng sáng chế của Qualcomm nhưng không phải đối mặt với lệnh cấm bán sản phản mà Qualcomm đang tìm kiếm. Việc đánh giá lại này tập trung hoàn toàn vào bằng sáng chế mà thẩm phán Pender từng cho là đã vi phạm, có nghĩa là tính xác thực của bằng sáng chế sẽ được xem xét lại, cũng như việc từ chối lệnh cấm bán của sản phẩm. Trong lần đánh giá lại đó, USITC nói rằng họ sẽ xem không chỉ liệu bằng sáng chế có bị vi phạm, mà liệu có bất kỳ ý định liên quan an ninh quốc gia nào trong quyết định hay không, và quãng thời gian Apple cần để thiết kế né tránh một lệnh cấm như vừa qua. Lệnh cấm bán này không bao gồm 2 phần, và cơ quan này có thể xem xét một lệnh cấm giới hạn, như cấm một phiên bản của iPhone chứ không phải mọi phiên bản - như lệnh cấm iPhone với modem của Intel chứ không phải của Qualcomm. Hoặc, cơ quan này có thể quyết định rằng phán quyết của Pender là chính xác và ghi nhận nó. Khiếu nại của USITC không phải là khiếu nại duy nhất trước Chính phủ Mỹ. Một vụ kiện Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ đã được trình lên tòa trước vụ kiện Apple, và quyết định đầu tiên đã được đưa ra vào tháng 11/2018, khi thẩm phán quận Lucy Koh đưa ra một quyết định sơ bộ chống lại Qualcomm, yêu cầu họ phải cấp giấy phép công nghệ cho các đối thủ như Intel. Chưa rõ khi nào phiên tòa sẽ kết thúc, và các chi tiết liên quan vụ việc đã bắt đầu xuất hiện. CEO Qualcomm từng nói trong gần một năm qua rằng các vụ kiện về chip modem sẽ sớm kết thúc. Chưa rõ nhận dịnh đó chính xác đến mức nào, khi mà một nguồn tin tay trong Apple cho biết chưa có cuộc thảo luận nào diễn ra tốt đẹp giữa hai công ty trong nhiều tháng - và thông tin này đã được xác nhận bởi CEO Apple Tim Cook.